Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 79 - 84)

- Do nhận thức còn hạn chế, chưa đầy đủ

+ Một số nơi chưa nhận thức được trách nhiệm của các cơ quan tố tụng là nhằm thực hiện nhiệm vụ chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật, nên thiếu sự phối hợp, có biểu hiện quyền anh, quyền tơi;

+ Một bộ phận ĐTV, KSV chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa của quan hệ phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nên thiếu sự hợp tác, không tạo điều kiện cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ;

+ Một số ĐTV chưa ý thức được vai trị của VKS trong TTHS nên cảm thấy khó chịu khi KSV tiếp xúc hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra vì vậy tìm lí do để hạn chế sự tham gia của KSV. Tâm lí bị giám sát làm cho ĐTV khơng tỏ ra nhiệt tình với sự tham gia của KSV.

- Do tắc trách, bảo thủ, bệnh thành tích

+ Một số KSV tắc trách, quá đề cao quyền của VKS khơng thơng cảm với sự khó nhọc của ĐTV trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm nên có biểu hiện hạch sách, yêu cầu điều tra những vấn đề vượt quá khả năng của CQĐT.

+ Một bộ phận ĐTV, KSV khơng chịu khó học hỏi nâng cao trình độ nên năng lực hạn chế, bảo thủ trì trệ làm cho sự phối hợp bị trở ngại.

+ Bệnh thành tích cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến quan hệ phối hợp. CQĐT vì sợ tỉ lệ khám phá thấp nên thường không khởi tố các vụ chưa rõ đối tượng để phải tạm đình chỉ, trong khi VKS thì kiên quyết yêu cầu khởi tố dẫn đến căng thẳng.

- Một số nơi chưa quan tâm kí kết quy chế phối hợp liên ngành do chưa nhận thức được ý nghĩa thực tiễn của nó trong quan hệ phối hợp. Mặc dù quan hệ phối hợp do luật điều chỉnh, có các văn bản pháp luật hướng dẫn nhưng quy chế phối hợp vẫn rất quan trọng vì nó mang tính tự nguyện và sát thực tế.

* Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn về mối quan hệ giữa VKSQS Quân khu 5 với các CQĐT hình sự trong Qn đội, có thể rút ra một số kinh nghiệm phối hợp giữa VKS và CQĐT như sau:

- Kinh nghiệm nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, đòi hỏi VKS và CQĐT phải có phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, phân loại, xử lý và trong suốt quá trình điều tra vụ án.

Trong phối hợp thực hiện, ĐTV phải chủ động gửi đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được cho KSV thụ lý vụ án và thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của VKS. KSV phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do ĐTV đã thu thập, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, chủ động phối hợp với ĐTV để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án; đồng thời kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, bảo đảm việc điều tra vụ án khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Trước khi kết thúc điều tra ít nhất 10 ngày, ĐTV và KSV phải phối hợp để đánh giá chứng cứ, tài liệu đã thu thập, bảo đảm đầy đủ, hợp pháp; nếu phát hiện còn thiếu chứng cứ, vi phạm thủ tục tố tụng hoặc còn bỏ lọt tội phạm, người phạm tội khác thì phải bổ sung khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra. Đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp trước khi kết thúc điều tra vụ án, CQĐT và VKS phải tiến hành sơ kết, đánh giá toàn diện kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo điều tra giải quyết những vấn đề còn mâu thuẫn, tồn tại và quyết định việc kết thúc điều tra, hướng xử lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật [55, tr.8].

Nhìn chung, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong việc giải quyết các vụ án đều phải căn cứ vào nguyên tắc, các quy định của Bộ luật TTHS và phương pháp phối hợp. Tuy nhiên đối với những vụ án có tính chất phức tạp cần phải giải quyết tốt hơn.

Trước hết là hai ngành cùng xác định tính chất, quy mơ của vụ án được cho là phức tạp để có sự phối hợp giải quyết ngay từ đầu.

Khi đã xác định là án phức tạp, VKS và CQĐT cần cử KSV, ĐTV có năng lực, có kinh nghiệm, có trách nhiệm cao để tiến hành tố tụng. CQĐT và VKS phải phối hợp với nhau ngay từ đầu. Từ kế hoạch điều tra phải được thống nhất trước đến tiến độ và diễn biến của cuộc điều tra phải được thông báo cho nhau thường xuyên. VKS kiểm sát chặt chẽ, chỉ đạo và tạo điều kiện để CQĐT khám phá vụ án như cử KSV tiếp cận tài liệu điều tra ngay từ đầu, cùng tham gia vào hoạt động điều tra, tham gia ý kiến về biện pháp điều tra, hướng điều tra, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ kịp thời để khắc phục những sai sót có thể xảy ra. Đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, lãnh đạo VKS và lãnh đạo CQĐT cần tham gia chỉ đạo trực tiếp các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… như thế khi đánh giá chứng cứ, nhận định đối tượng gây án mới có đủ niềm tin nội tâm. Đây là sự phối hợp quan trọng và cần thiết vì khi lãnh đạo CQĐT cịn đắn đo, do dự trong việc áp dụng biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn thì lãnh đạo VKS cần quyết định để cho CQĐT thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ cần thiết để hoạt động điều tra có hiệu quả.

Với các vụ án phức tạp, nhất là các vụ án giết người thì cơng tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát hiện thủ phạm. Việc sơ suất, sai sót ở khâu này thường là gây hậu quả rất lớn, khó khắc phục. Do vậy, VKS phải có lãnh đạo Viện cùng với KSV có năng lực, nhiều kinh nghiệm tham gia. CQĐT cũng cần phải có lãnh đạo tham gia chỉ đạo và phối hợp các lực lượng phá án kịp thời. Phải kiểm sát

chặt chẽ hoạt động của ĐTV, Giám định viên và những người tham gia khám nghiệm để đảm bảo không xảy ra các sai sót như thu thập dấu vết, vật chứng khơng đầy đủ, vẽ sơ đồ hiện trường khơng chính xác, khơng lấy mẫu vật (máu, phủ tạng…) để trưng cầu giám định, không niêm phong vật chứng, dấu vết hoặc lập biên bản không đầy đủ, không chặt chẽ, rõ ràng, thiếu khách quan… Tất cả sai sót đó sẽ gây khó khăn cho cơng tác điều tra phá án hoặc nếu không phát hiện được để yêu cầu khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đối với những vụ án tham ô, án kinh tế phức tạp, KSV phải tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản pháp luật về lĩnh vực kinh tế, tài chính liên quan để chỉ đạo, kiểm sát được hoạt động của ĐTV. Kiểm sát chặt chẽ việc khám xét nhà ở, nơi làm việc, sổ sách liên quan để thu thập chứng từ, xác lập chứng cứ để phá án.

Một kinh nghiệm nữa đòi hỏi KSV phải bám nắm, phát hiện kịp thời hoạt động của ĐTV. Đó là do muốn lập được thành tích, nóng vội nên trong hoạt động điều tra ĐTV có thể áp dụng cả biện pháp điều tra trái pháp luật và thiếu khách quan như bức cung, mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình… dẫn đến làm lệch hướng điều tra hoặc dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Khi giải quyết vụ án có tính phức tạp địi hỏi sự phối hợp rất cao giữa VKS và CQĐT trên cơ sở quy định của Bộ luật TTHS và tinh thần hợp tác. VKS cũng phải thấu hiểu được sự khó khăn, phức tạp của CQĐT trong việc điều tra loại án này để vừa giữ vững nguyên tắc, nhưng cũng linh hoạt về biện pháp, có tính thuyết phục cao. Tránh để xảy ra tình trạng ý kiến hoặc quyết định của KSV là đúng nhưng CQĐT khơng chấp hành. Ngun nhân của tình trạng này là do biện pháp, thái độ làm việc của KSV không được CQĐT tôn trọng, chấp nhận sự chỉ đạo của mình. Vì vậy, KSV phải thể hiện năng lực, trình độ, bản lĩnh của mình bằng việc làm cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật. KSV cần nhận thức việc xây dựng mối quan hệ tố tụng, mối quan

hệ phối hợp với CQĐT là để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của KSV, có lợi cho nhiệm vụ chung.

Tóm lại, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong việc giải quyết vụ án

nói chung và các vụ án có tính chất phức tạp nói riêng được đánh giá là có hiệu quả, khi VKS thực sự là người có uy tín đối với CQĐT, khi VKS chỉ đạo và kiểm sát được hoạt động của CQĐT, khi CQĐT phát huy được tính chủ động, tích cực trong điều tra phát hiện và xử lý tội phạm.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đã đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các CQĐT hình sự Quân đội thực hiện thẩm quyền điều tra trên địa bàn LLVT Quân khu 5 với VKSQS Quân khu 5 trong 5 năm (2007 - 2011), trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xảy ra trong và ngoài Quân đội mà tội phạm ấy thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Từng ngành đã làm tốt nhiệm vụ vừa phối hợp vừa kiểm soát lẫn nhau làm cho oan, sai được hạn chế, các quyền dân chủ trong tố tụng hình sự được tơn trọng; trật tự pháp luật được tăng cường; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, Quân đội, của tổ chức, cá nhân, quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng trong Quân đội và mọi cơng dân. Tuy nhiên, có lúc, có nơi quan hệ phối hợp, kiểm soát nhau chưa được tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác của từng ngành; đến sự nghiệp đấu tranh phòng, chống tội phạm của cả nước. Luận văn cũng đã rút ra được những tồn tại và nguyên nhân của nó, nêu ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Những tồn tại, khuyết điểm này có trách nhiệm của cả hai ngành, nhưng VKSQS Qn khu 5 phải chịu trách nhiệm chính và phải có biện pháp khắc phục để thực hiện đúng quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa viện kiểm sát và cơ quan điều tra hình sự quân đội trong tố tụng hình sự ở quân khu 5 (Trang 79 - 84)