GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Đấu tranh phòng và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội. Ở Việt Nam quan điểm phòng, chống tội phạm được xác định trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và điều kiện thực tiễn của đất nước.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, về bản chất chế độ XHCN khi đã hồn thiện thì khơng sản sinh ra tội phạm, nhưng khi chưa hồn thiện thì tội phạm vẫn phát sinh và cịn tồn tại là do tàn tích của chế độ cũ để lại và sự chưa hoàn thiện của cơ sở kinh tế - xã hội. Tất nhiên cơ cấu và tính chất của tội phạm có sự thay đổi trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy, với bản chất tốt đẹp của mình, nhà nước XHCN hồn tồn có khả năng tiến hành cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm có kết quả. Và đó cũng là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp và trong cuộc đấu tranh đó, phải đặc biệt quan tâm tới cơng tác phịng ngừa tội phạm. C.Mác đã viết:
“Nhà làm luật thông thái bao giờ cũng là làm tất cả để phòng ngừa tội phạm chứ không để sau này buộc phải trừng trị kẻ phạm tội” [28, tr.131].
V.I. Lê nin đã phát triển một cách toàn diện tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về đấu tranh phòng chống tội phạm. V.I. Lê nin coi cuộc đấu tranh chống tội phạm và loại trừ tận gốc tình hình tội phạm là một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng của pháp chế XHCN. Người khẳng định: chỉ có khám phá kịp thời, điều tra tồn diện và áp dụng hình phạt đúng đắn đối với
những kẻ phạm tội thì nhiệm vụ trên mới đạt kết quả. Người viết: “Ý nghĩa của hình phạt khơng phải thể hiện ở chỗ nó thật nặng hay là thật nghiêm khắc. Điều quan trọng không phải là tội phạm phải được trừng trị thật nặng, mà là không một trường hợp phạm tội nào không bị phát hiện” [25, tr.412].
Ở Việt Nam, tư tưởng ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị. Người viết: “Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật khơng xử phạt tù thì mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy hồn tồn khơng dùng xử phạt là khơng đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng là khơng đúng” [29, tr.163-164]. Tư tưởng, quan điểm này của Người đặt nền móng cho phương châm lấy giáo dục, thuyết phục và phịng ngừa làm chính trong đấu tranh, xử lý tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta luôn được thực hiện nhất quán từ khi chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập đến nay với phương châm: chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp với tiến cơng trấn áp tội phạm. Quan điểm đó được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến lần thứ XI; Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; trong các Hiến pháp; trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và văn bản pháp luật khác. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách pháp luật phục vụ cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Mặc dù những chủ trương, chính sách đó đã được cụ thể hố bằng các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh quan trọng và cơng tác xây dựng pháp luật về hình sự, đấu tranh phịng, chống tội phạm trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trên thực tế vẫn còn bị động, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp những biến đổi sôi động của cuộc sống.
Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết đã nêu ra các quan điểm chỉ đạo sau:
- Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Cơng tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia vào cơng tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp.
- Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước [5]. Nghị quyết số 08-NQ/TW cũng yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp. Phải nâng cao chất lượng công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm… Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội. Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng nhằm bảo đảm khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nêu rõ: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu việc chuyển VKS thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng các cơ quan tư pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả nhất với các loại tội pháp, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 282/QĐ-TTg, ngày 24/02/2011, ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới và xác định: đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật phịng, chống tội phạm; tập trung nghiên cứu xây dựng, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp: nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vơ tội.
Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội nêu rõ:
Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hồn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp… Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sốt các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối; xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm [14, tr.250-251].
Quán triệt, thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức các cơ quan tư pháp trong Quân đội. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) đã ban hành Nghị quyết số 67/NQ-ĐUQSTƯ ngày 08 tháng 3 năm 2007 về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm 2020. Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Kế hoạch số 332/KH-CCTP ngày 14/02/2011 thực hiện Nghị quyết số 67/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và đồng chí Phó bí thư Qn uỷ Trung ương có ý kiến về triển khai các Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội đến năm 2020
tại Thông báo số 34-TB/VPĐU ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Văn phòng Quân uỷ Trung ương.
Đối với ngành Điều tra tiến hành điều chỉnh hệ thống tổ chức CQĐT theo những quan điểm chỉ đạo cơ bản sau đây:
- Điều chỉnh hệ thống tổ chức CQĐT có sự kế thừa truyền thống, tinh gọn, đồng bộ, đáp ứng sự phát triển của Quân đội. Đảm bảo tăng cường sức mạnh hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm xâm hại đến Quân đội. Duy trì nghiêm kỷ luật, pháp luật góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội trong tình hình mới. - Điều chỉnh hệ thống tổ chức CQĐT được tiến hành theo lộ trình và bước đi vững chắc; kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng, cơng tác tổ chức và chính sách cán bộ; khơng làm xáo trộn lớn đội ngũ cán bộ đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phương tiện, bổ sung cơ chế đảm bảo cho việc vận hành tốt bộ máy hoạt động của ngành Điều tra hình sự.
Đối với ngành KSQS, quán triệt, thực hiện nội dung các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác điều tra, xử lý các vụ án; cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình của Chính phủ, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng mà gần đây nhất là các Kế hoạch số 04-KH/BCS ngày 30/8/2010 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện Kết luận 79-KL/TW; Kế hoạch cơng tác kiểm sát thực hiện Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm số 11/KH-VKSTC-VP ngày 10/3/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ý kiến của Quân uỷ Trung ương về triển khai các Đề án đổi mới về tổ chức và hoạt động của các Cơ quan tư pháp trong quân đội cũng như căn cứ vào tổ chức quân đội, nhiệm vụ quân sự, quốc phịng, tổ chức, hoạt động và cơng tác của Viện Kiểm sát quân sự giai đoạn mới. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan tư pháp và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đấu tranh, ngăn chặn, làm giảm tình hình tội phạm trong Quân đội.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định: đấu tranh phòng, chống tội phạm là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị mà trong đó các cơ quan tư pháp là lực lượng nịng cốt, phải chủ động, tích cực trấn áp, đẩy lùi tội phạm, phòng ngừa các vi pháp pháp luật đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.