Hỏi cung bị can theo quy định tại Điều 131 BLTTHS là một biện pháp nhằm phát hiện, thu thập chứng cứ do Điều tra viên hoặc KSV tiến hành bằng cách đặt ra câu hỏi để bị can trả lời và ghi nhận lại trong biên bản hỏi cung.
Việc hỏi cung bị can nhằm yêu cầu bị can khai báo hành vi phạm tội của mình cùng những tình tiết khác để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Để hoạt động hỏi cung bị can đáp ứng u cầu khách quan, tồn diện và đúng pháp luật thì VKSQS phải giám sát hoạt động hỏi cung của CQĐT. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc hỏi cung bị can được quy định trong BLTTHS, Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002. Tại Điều 24 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự có quy định:
Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can và lập biên bản hỏi cung bị can của Điều tra viên, bảo đảm việc hỏi cung và lập biên bản hỏi cung bị can được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 131 và Điều 132 BLTTHS [49, tr.19].
Khi kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can của CQĐT, VKSQS phải bảo đảm cho các nội dung sau đây được thực hiện:
Một là, việc hỏi cung bị can phải do ĐTV tiến hành ngay sau khi có
quyết định khởi tố bị can. Trước khi hỏi cung bị can, ĐTV phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết quyền và nghĩa vụ của mình
được quy định tại Điều 49 BLTTHS. Việc hỏi cung phải được lập biên bản theo quy định tại các Điều 95, 131, 132 BLTTHS. Nếu qua kiểm sát thấy CQĐT tiến hành hỏi cung bị can trước khi có quyết định khởi tố bị can thì đây là vi phạm tố tụng, VKSQS phải có u cầu CQĐT hủy bỏ kết quả hỏi cung đó.
Hai là, khơng được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp đặc biệt cần
thiết. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Những trường hợp được coi là đặc biệt khơng thể trì hỗn được phải tiến hành hỏi cung ngay trong đêm là những trường hợp cần có ngay thơng tin để kịp thời ngăn ngừa các hành vi phạm tội sắp xảy ra, phục vụ nắm thơng tin về tình hình chính trị, truy bắt kịp thời các đối tượng đang lẩn trốn...
Ba là, trong quá trình thực hiện việc hỏi cung của ĐTV, nếu phát hiện
có dấu hiệu mớm cung, bức cung, dùng nhục hình… thì KSV được phân cơng kiểm sát điều tra chuẩn bị các câu hỏi và tình huống sẽ xảy ra để trực tiếp phúc cung bị can nhằm kiểm tra lại toàn bộ các lời khai của bị can có phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án đã được thu thập hay không. Nếu các lời khai của bị can không thống nhất hoặc giữa lời khai của các bị can có nhiều mâu thuẫn thì phải u cầu CQĐT cho đối chất hoặc thực nghiệm điều tra.
Bốn là, đối với những vụ án mà người phạm tội là người chưa thành
niên thì tiến hành hoạt động hỏi cung bị can phải có mặt của đại diện gia đình. Theo Điều 306 BLTTHS thì trong trường hợp bị can là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì việc hỏi cung họ phải có sự có mặt của đại diện gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt. Đây là quy định bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người chưa thành niên phạm tội.