Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Quân khu

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 51 - 54)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃHỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ QUÂN KHU 5

2.1.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ởQuân khu 5 Quân khu 5

Quân khu 5 là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nơng.

Phía Bắc Quân khu 5 giáp Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, phía đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. Quân khu 5 có đồng bằng ven biển, có duyên hải thềm lục địa với diện tích hai mươi vạn km2 (bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), tiếp giáp với hải phận nhiều nước trong khu vực. Với bờ biển dài 1152km nên trên địa bàn có nhiều cảng lớn quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng như cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Kỳ Hà (Quảng Nam), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Vũng Rô (Phú Yên), cảng Cam Ranh (Khánh Hồ)... Ngồi khơi có hệ thống gần 100 đảo lớn nhỏ, cách bờ từ 10 đến 30 km. Riêng Cù lao Thu cách bờ biển trên 100 km, quần đảo Hoàng Sa cách thành phố Đà Nẵng gần 300 km và quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hịa trên 500 km về phía đơng.

Về phía Tây, Qn khu 5 có vùng Tây Nguyên rộng lớn với bốn tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nơng, có chung đường biên giới dài 288 km với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và 444 km với Vương quốc Campuchia. Địa bàn núi non hiểm trở, thoải dốc về hướng đơng, có đường Hồ Chí Minh đi qua, có dãy Trường Sơn hùng vĩ tạo điều kiện giao lưu văn hoá, kinh tế xã hội, quân sự, thuận lợi cho việc bố trí lực lượng, xây dựng thế trận cơ động trong chiến đấu, song đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giải quyết các vụ án hình sự đối với các đơn vị bảo vệ pháp luật trong quân đội đóng trên các địa bàn trọng yếu và nhạy cảm này.

Trong kháng chiến chống Pháp, Quân khu 5 chia làm 12 tỉnh, phía đồng bằng ven biển có các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Quân khu 5 chia thành 14 tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Hiện nay, Quân khu 5 chia làm 11 tỉnh gồm, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và thành phố Đà Nẵng.

Phần lớn đất đai Quân khu 5 là núi rừng hiểm trở, kín đáo; nam tây nguyên là vùng cao nguyên đất bằng, rừng thưa; dân cư thưa thớt. Dải đồng bằng gắn liền và tựa lưng vào vùng núi Tây Nguyên, chạy dọc theo biển, rất hẹp, xen kẽ núi đồi, có những đoạn núi nhơ ra sát mép biển. Vùng đồng bằng dân cư đơng đúc, có nhiều thành phố, thị xã, hải cảng là nơi tập chung nguồn nhân lực và của cải.

Qn khu 5 có mạng lưới giao thơng khá phát triển, nối liền từ Bắc vào Nam là Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Đông Dương chạy dọc vùng đồng bằng ven biển và quốc lộ số 14 từ Đà Nẵng vịng lên phía tây, xun suốt Tây

Nguyên đến Đông Nam Bộ. Hệ thống đường ngang là các quốc lộ 14 từ Đà Nẵng lên Kon Tum, nối liền với đường 18 qua Hạ Lào; đường 19 từ Quy Nhơn lên Gia Lai rồi chạy thẳng đến Xtung Treng ở đơng bắc Campuchia; đường số 7 từ Tuy Hịa đi Cheo reo và tiếp giáp với đường 14 ở ngã ba Mỹ Trạch; đường 21 từ Ninh Hịa đi Bn Mê Thuột và đường 11 từ Phan Rang đi Đà Lạt. Mạng lưới giao thơng đó khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà cịn có tác dụng rất lớn đối với các hoạt động quân sự.

Nằm ở miền Trung của đất nước, trước mặt là biển Đông, có dải Trường Sơn và Tây Nguyên hùng vĩ, Quân khu 5 là chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng của Tổ quốc Việt Nam, là một căn cứ địa vững chắc và lâu dài của cách mạng, là chỗ dựa và là bàn đạp để tỏa ra các hướng chiến lược khác. Quân khu 5 là hành lang chiến lược nối liền hai miền Nam, Bắc nước ta, gắn liền một dải với quân khu 4, giao tiếp với Nam Lào và Đông bắc Campuchia, tạo thành một thế đứng vững chãi ở phần giữa nước ta và phần Nam Đơng Dương.

Bên cạnh đó, trên diện tích rộng gần bằng một phần ba diện tích cả nước (101.445km2), địa bàn quân khu 5 là nơi hội tụ nhiều đồng bào các dân tộc anh em sinh sống với nhiều sắc thái và phong tục khác nhau (như Khơme, Chăm, Catu, Ko, Xêđăng, Bana, Êđê, Brâu, Stiêng). Do có nhiều đặc điểm riêng biệt giữa các vùng miền, giữa thói quen tập tục của người dân sống trên địa bàn quân khu nên trình độ dân trí của người dân sống ở các khu vực khác nhau trên địa bàn quân khu 5 cũng không đồng đều, ý thức pháp luật của quân nhân là con em đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên việc vi phạm kỷ luật, quân đội, pháp luật của nhà nước vẫn còn xảy ra khá phức.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giải quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của các cơ quan điều tra trong quân đội trên địa bàn Quân khu 5. Vì vậy, việc tăng cường thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của

VKSQS Quân khu 5 là việc làm rất cần thiết nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực thi, chính xác và đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 51 - 54)