QUAN ĐIỂM NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 79 - 83)

ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ QUÂN KHU 5

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội của đất nước; cải cách tư pháp gắn liền đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Văn Yểu trong “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” thì đây chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới [59, tr.3].

Để chủ trương cải cách tư pháp gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được đi vào cuộc sống, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị cũng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện nhà nước và hệ thống pháp luật, đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đánh giá qua tám năm thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát, Kết luận số 79- KL/TW ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị về hệ thống tổ chức của

VKSND đã khẳng định Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã ra Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới trong đó có nêu rõ là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; cơng tác phịng, chống tội phạm phải được thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp, phải tơn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân và phải lấy chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn cơng trấn áp tội phạm; Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nước…; Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm của các cơ quan chuyên môn; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các cơ quan khác, các tổ chức quần chúng trong phòng, chống tội phạm [1].

Kế thừa và phát huy các quan điểm của Đảng ta trong những năm qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách

tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm. Đảng và Nhà nước đã khẳng định trong thời gian tới, VKSND tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn với hoạt động điều tra; bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp [10].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, ngành kiểm sát nhân dân luôn nêu cao quan điểm thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đó là: Cơng tác kiểm sát phải bám sát, phục vụ mục đích chính trị của Đảng; mục tiêu cao nhất của hoạt động kiểm sát là phục vụ cho sự phát triển của đất nước theo đường lối của Đảng; các chủ trương, kế hoạch cơng tác của tồn ngành cũng như từng VKS địa phương phải bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương; VKSQS các cấp phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của ngành, bám sát nhiệm vụ chính trị do các cấp ủy Đảng và cấp trên giao cho, tích cực đấu tranh phịng chống tội phạm trong qn đội, góp phần xây dựng qn đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [58, tr.02].

Để bảo đảm cho chủ trương, đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm túc và nhất quán tại các cơ quan tư pháp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) đã ra Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTƯ ngày 20 tháng 3 năm 2002 về việc triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết 67/NQ-ĐUQSTƯ ngày 08 tháng 3 năm 2007 về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm 2020. Các quan điểm chỉ đạo trên đã được các cơ quan tư pháp trong quân đội quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có chất lượng.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Quân ủy Trung ương, các cơ quan tư pháp trong quân đội không ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, gian

khổ, hồn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan tư pháp trong Quân đội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao ý thực pháp luật, kỷ luật, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, các Chỉ thị, Kế hoạch của Viện trưởng VKSNDTC, Bộ Quốc Phòng về cải cách tư pháp, ngành KSQS hàng năm đều xây dựng chương trình hành động với các nội dung, biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên. Qua đó, ngành KSQS đã triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nội dung các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác điều tra, xử lý vụ án; cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình của Chính phủ, của VKSNDTC, Bộ Quốc Phòng mà gần đây nhất là Nghị quyết 67/NQ-ĐUQSTƯ ngày 08 tháng 3 năm 2007 Về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm 2020 (giai đoạn 2011-2015); ý kiến của Quân ủy Trung ương về triển khai các đề án đổi mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội cũng như căn cứ vào tổ chức Quân đội, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tổ chức hoạt động và công tác của VKSQS; để nghiên cứu đề xuất về tổ chức, hoạt động của VKSQS trong giai đoạn mới [36, tr.10].

Để góp phần xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tinh thần của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Viện kiểm sát quân sự Quân khu 5 đã xác định đúng đắn nhiệm vụ của mình, thống nhất quan điểm về cải cách tư pháp và đề ra phương hướng trong nhiệm kỳ 2010-2015 là:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chinh trị, Nghị quyết 67 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, nhiệm vụ quốc phòng của lực lượng vũ trang quân khu trong những năm tới; nắm vững chức năng nhiệm vụ của ngành, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị hữu quan nắm chắc tình hình tội phạm, vi phạm; thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có chất lượng tốt.Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đấu tranh phịng chống tội phạm, vi phạm có hiệu quả xảy ra trong lực lượng vũ trang Quân khu. Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, yếu điểm trong nhiệm kỳ trước, tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực tồn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ [7, tr.149].

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 79 - 83)