Tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra trong hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 95 - 97)

hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

Mối quan hệ giữa VKSQS Quân khu 5 và CQĐT hình sự quân đội trong tố tụng hình sự là sự phối hợp và chế ước của VKS với CQĐT cùng cấp

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc điều tra vụ án đúng quy định của pháp luật, không làm oan, sai, lọt tội phạm. Quyền năng pháp lý của mỗi cơ quan đều được quy định trong BLTTHS, tuy nhiên trên thực tế vẫn cịn có những trường hợp do nhận thức khơng đầy đủ về chức năng, quyền hạn của ngành mình mà dẫn đến việc khơng hợp tác trong giải quyết vụ án hình sự, gây khó khăn cho cơng tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Do đó, việc tăng cường mối quan hệ giữa CQĐT và VKSQS Quân khu 5 trong hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự là rất cần thiết, cần phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời để ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác này. Muốn vậy, theo chúng tôi cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xác định đúng đắn về quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, phải nhận thức đây là một nguyên tắc trong BLTTHS. Việc luật hóa quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự sẽ nâng cao trách nhiệm thực hiện phối hợp và điều chỉnh quan hệ phối hợp, là cơ sở pháp lí để kí kết các quy chế phối hợp liên ngành. Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ phối hợp còn làm hạn chế tư tưởng quyền anh quyền tôi trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan điều tra và viện kiểm sát.

- Phải đặt quan hệ phối hợp trong hoạt động khởi tố, điều tra giữa VKSQS và CQĐT quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò của cấp ủy Đảng là rất quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng giữa các cơ quan tố tụng, xử lý các tổ chức, cá nhân vì tư tưởng cục bộ khơng chung sức thực hiện nhiệm vụ chung.

- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành ở cả hai cấp (VKSQS cấp quân khu và CQĐT cấp quân khu; VKSQS cấp khu vực với CQĐT cấp khu vực). Nội dung quy chế phải cụ thể, quy định rõ cơ chế phối hợp, cách thức điều chỉnh quan hệ phối hợp. Hoạt động phối hợp liên ngành phải được thực hiện ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khám

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và trong suốt quá trình xử lý vụ án, từ khi khởi tố điều tra vụ án cho đến khi truy tố người phạm tội ra trước Tòa án quân sự để xét xử theo thẩm quyền. Trước khi tiến hành các biện pháp điều tra, ĐTV và KSV cần có sự trao đổi bàn bạc cụ thể. Khi KSV có yêu cầu tiếp xúc hồ sơ vụ án hoặc tham gia vào hoạt động điều tra thì CQĐT và ĐTV phải tạo điều kiện, trường hợp khơng đáp ứng được thì phải có lý do chính đáng. VKSQS cũng cần chủ động cung cấp cho CQĐT những thơng tin mà mình nắm được để cùng CQĐT thống nhất các yêu cầu điều tra và các biện pháp điều tra. Do địa bàn rộng, ảnh hưởng đến thời gian xử lý án nên VKSQS cần phải tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ phê chuẩn các quyết định tố tụng do CQĐT đề nghị.

- Định kỳ họp liên ngành, sơ kết, tổng kết công tác phối hợp liên ngành, thơng qua đó kiểm điểm, đánh giá cơng việc trong thời gian vừa qua. Công tác phối hợp được xem là biện pháp tốt nhất hiện nay, Lãnh đạo liên ngành qua đó cũng nắm được những vấn đề vướng mắc trong quan hệ phối hợp để tìm ra biện pháp tháo gỡ. Mặt khác qua họp liên ngành hai bên đề ra chương trình phối hợp cho giai đoạn tiếp theo.

- Tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cũng như nhận thức về BLHS và BLTTHS, về các văn bản hướng dẫn pháp luật để các KSV và ĐTV học hỏi nhau về kiến thức pháp lý, đồng thời thống nhất về nhận thức pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được thuận lợi trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 95 - 97)