Nhìn chung, cơng tác cán bộ của VKSQS Quân khu 5 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn tình hình đấu tranh chống và phịng ngừa tội phạm trong quân đội trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ KSV còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chun mơn, năng lực nghiệp vụ. Việc tuyển chọn nguồn vào đội ngũ cán bộ của ngành cịn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, ngoài việc được cơ quan cán bộ quân khu biên chế các quân nhân vừa tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh về nhận nhiệm vụ,
VKSQS Quân khu 5 cịn tuyển chọn thanh niên bên ngồi qn đội đã tốt nghiệp cử nhân tại các trường đại học nói trên, trên có nguyện vọng phục vụ quân đội lâu dài, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt. Chủ chương tuyển chọn nguồn cán bộ kiểm sát từ dân sự vào là một chủ trương hồn tồn đúng đắn. Vì nó vừa tiết kiệm chi phí đào tạo cho qn đội, vừa có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu cán bộ trẻ hiện nay của ngành kiểm sát quân sự quân khu 5. Tuy nhiên, một trong những điều kiện tuyển đầu vào của ngành đối với nguồn dân sự là phải có học lực khá trở lên đã hạn chế rất nhiều số đối tượng muốn vào phục vụ trong ngành vì khơng đáp ứng được điều kiện cần như vậy.
Năng lực trình độ của một bộ phận trong đội ngũ cán bộ KSV còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực hiện chức năng của ngành kiểm sát. Đối với KSV hạn chế thường rơi vào năng lực hoạt động thực tiễn; đối với cán bộ lãnh đạo của Viện hạn chế thường rơi vào năng lực tổng kết thực tiễn. Một số KSV thiếu chủ động trong hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra; chưa bám sát quá trình điều tra vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án khơng kỹ, khơng sâu do đó khơng nắm được đầy đủ tỷ mỷ các tình tiết, chứng cứ buộc tội và gỡ tội đối với bị can, dẫn đến khơng phát hiện được những chứng cứ cịn thiếu, những mâu thuẫn của chứng cứ buộc tội, gỡ tội để đề ra yêu cầu điều tra khắc phục. Có trường hợp KSV chỉ thiên về chứng cứ buộc tội mà quên mảng chứng cứ gỡ tội để so sánh cân nhắc, trước khi đề xuất, ra quyết định hoặc chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa chức năng công tố với kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dẫn đến khơng phát hiện kịp thời những vi phạm tố tụng.
Ngồi ra, đơi lúc thái độ và tinh thần trách nhiệm của một số ít KSV được phân công kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra chưa cao, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để đánh giá các chứng cứ chứng minh tội phạm
và người phạm tội, các qui trình nghiệp vụ khơng được coi trọng và thực hiện đúng quy định. Hơn nữa không trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiệp vụ nên nhiều quy định của pháp luật không được nhận thức đầy đủ, dẫn đến áp dụng không phù hợp. Trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với CQĐT, có KSV vẫn cịn biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra, nên không sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành mà các KSV chưa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Hơn nữa, công tác kiến nghị đối với các vi phạm pháp luật của CQĐT chưa đã các VKS làm thường xuyên và đều đặn.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo VKSQS cấp khu vực tuy đã được tăng cường, đổi mới nhưng vẫn còn những bất cập. Trước hết là việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành KSV dưới quyền thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cũng như việc lập hồ sơ kiểm sát theo qui định của ngành cịn chưa chặt chẽ. Do đó những thiếu sót của KSV trong q trình kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra khơng được phát hiện chấn chỉnh khắc phục kịp thời. Có trường hợp lãnh đạo VKSQS nghe báo cáo án không kỹ, không sâu, khơng tỷ mỷ, thiếu thận trọng dẫn đến sai sót khơng đáng có trong chỉ đạo điều hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 của luận văn tác giả đã khái quát một số nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã và thực trạng tổ chức bộ máy hoạt động của VKSQS Quân khu 5 ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, vi phạm trên địa bàn quân khu 5 nói chung và ảnh hưởng đến việc kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS Quân khu 5 ở cả hai cấp nói riêng.
Qua tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả đã làm rõ thực trạng của việc kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS Quân khu 5 ở hai cấp trong thời gian từ năm 2007 đến 2011; nêu ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. Luận văn cũng đã phân tích những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém cần phải được khắc phục. Qua những phân tích, đánh giá trên đã cho thấy việc tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS Quân khu 5 là nhiệm vụ quan trọng trong cải cách tư pháp hiện nay.
Chương 3