Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 83 - 92)

sự trong kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

Điều kiện tiên quyết để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự có hiệu quả cao thì là phải có một hệ thống pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự ổn định với những quy định đồng bộ và thống nhất. BLHS phải xác định rõ các loại tội phạm, phân nhóm tội phạm và quy định rõ về những nội dung có liên quan đến định tính, định lượng đối với hành vi bị coi là tội phạm. Đặc biệt là các quy định

của BLTTHS phải chặt chẽ, cụ thể về trình tự, thủ tục của hoạt động khởi tố điều tra vụ án hình sự, cũng như quy định về kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn trong thực hiện công tác kiểm sát khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSQS Quân khu 5, chúng tôi thấy rằng BLHS và BLTTHS tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn có nhiều điểm bất cập, cần nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung, hồn thiện cho phù hợp, đảm bảo cho hệ thống pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được thống nhất, phát huy hiệu quả trong cơng tác đấu tranh chống và phịng ngừa tội phạm.

* Đối với BLHS:

Có một số điều luật quy định về các tội phạm rất khó áp dụng trong thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời.

Theo qui định tại Điều 30 BLHS thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự cơng cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này qui định. Điều 8 BLHS quy định tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Như vậy, hình phạt tiền chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đối với loại tội có khung hình phạt tù đến 3 năm. Nhưng trong một số điều luật của BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt tù trên 3 năm nhưng vẫn tồn tại loại hình phạt tiền trong điều luật đó như tại các Điều 156 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 158 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160 (Tội đầu cơ); Điều 179 (Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng) hoặc Điều 202 (Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) trong BLHS. Để bảo đảm cho các quy định được thống nhất, chúng tôi mạnh

dạn đề nghị sửa đổi BLHS về hình phạt tiền theo hướng chỉ áp dụng đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, bỏ cụm từ “và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”.

Điều 232 quy định về tội “Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái

phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ“.Tại Khoản 4 của điều luật này quy định về

vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn. Hiện nay, khi xác định số lượng của các loại tội phạm có liên quan đến các hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ... thì vẫn căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07 tháng 01 năm 1995 của Bộ Nội vụ-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao để xác định định lượng. Nhưng nội dung của Thông tư đó lại chỉ quy định nếu số lượng vật phạm pháp trên mức tối đa của khoản 2 thì chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 chứ khơng quy định số lượng vật phạm pháp của khoản 4 và ngoài ra chưa có quy định, hướng dẫn nào khác cho nội dung này. Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội quy định tại Điều 232 thì chỉ truy tố đến khoản 3 của điều luật. Theo chúng tôi, cần thiết phải bổ sung hướng dẫn các trường hợp phải xử lý theo khoản 4 của Điều 232 BLHS, quy định rõ về định lượng cho loại tội này hoặc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp, đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

* Đối với BLTTHS:

BLTTHS được coi là luật hình thức, quy định trình tự, thủ tục hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS là việc làm cần thiết để bảo cho các hoạt động tố tụng hình sự được thống nhất và mang lại hiệu quả cao. Trong luận văn này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần hồn thiện Bộ luật tố tụng hình sự trong kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự như sau:

+ Trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và khởi tố vụ án hình sự:

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành việc giải quyết tố giác tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động nói trên. Điều 103 BLTTHS quy định thời hạn tối đa của giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố là hai tháng. Trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện theo thời hạn này. Nhất là đối với các trường hợp phải chờ kết quả giám định thương tật, kết quả định giá tài sản hoặc vụ việc mang tính chất phức tạp… thì hầu hết các CQĐT khơng thể ra các quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự theo thời hạn quy định tại Điều 103 BLTTHS được.

Do vậy, cần phải sửa đổi BLTTHS theo hướng tăng thêm thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Bên cạnh đó, với vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơng tác này, đề nghị nghiên cứu sửa đổi BLTTHS coi đây là một giai đoạn tố tụng quan trọng để nhằm quản lý tình hình tội phạm, chống oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, cụ thể là: Quy định về trình tự, thủ tục, thời gian tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, quy định về trách nhiệm và quyền hạn của CQĐT, VKS và các cơ quan có liên quan trong cơng tác này; Quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và công dân trong việc cung cấp tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Quy định về quyền được giữ bí mật người tố giác và bảo vệ cho người tố giác, tiến tới xây dựng Luật bảo vệ người tố giác, bảo vệ nhân chứng.

Qua thực tiễn cho thấy, việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT nếu được sự kiểm sát kịp thời của VKS thì sẽ đạt hiệu quả cao, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần quy định cụ thể về thời hạn thông báo việc thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến

nghị khởi tố của CQĐT cho VKS cùng cấp.Theo chúng tôi, nên sửa đổi, bổ sung nội dung này tại Khoản 4 Điều 103 BLTTHS như sau: “Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được, tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, CQĐT phải báo ngay cho VKS cùng cấp biết để VKS kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đó”.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 104 BLTTHS thì quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của BLHS đang áp dụng và họ tên, chức vụ của người ra quyết định. Đây là một khó khăn cho cơ quan khởi tố vụ án khi ra quyết định. Trên thực tế, có một số vụ án khi mới phát hiện chưa thể xác định được hành vi phạm tội đó nằm ở khoản nào của điều luật. Ví dụ như hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm chết 01 người, bị thương 4 người nhưng chưa xác định được tỷ lệ thương tích và hư hỏng 02 ơ tơ nhưng chưa có kết quả của Hội đồng định giá tài sản, nếu đợi các kết quả trưng cầu giám định mới ra quyết định khởi tố thì khơng đáp ứng được u cầu của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, nhưng nếu khởi tố thì quyết định khởi tố lại khơng ghi được chính xác và đầy đủ như theo quy định của BLTTHS. Theo chúng tơi, để đảm bảo sự chính xác, chặt chẽ và kịp thời trong việc ban hành quyết định khởi tố vụ án, khi chưa xác định được hành vi phạm tội rơi vào khoản nào thì chỉ cần quy định trong quyết định khởi tố ghi điều luật áp dụng mà không cần ghi khoản, và thời hạn điều tra ban đầu đối vụ án đó được vận dụng theo khoản 1 của điều luật làm căn cứ khởi tố.

Cũng theo quy định của BLTTHS thì VKS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định khơng khởi tố khơng có căn cứ của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trực tiếp ra quyết định khởi tố; hoặc trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu VKS khởi tố vụ án khi xét thấy là có căn cứ. Như vậy, đối với các trường hợp có dấu hiệu của tội phạm nhưng CQĐT

không ra quyết định khởi tố vụ án và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án, mà chỉ ra Kết luận xác minh thì VKS chỉ kiến nghị và yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án chứ khơng tự mình khởi tố vụ án được. Điều này dẫn đến việc khi CQĐT vì lý do nào đó mà khơng thực hiện u cầu khởi tố của VKS thì VKS lại phải báo cáo lên VKS cấp trên, VKS cấp trên trao đổi với CQĐT ngang cấp để chỉ đạo CQĐT cấp dưới…. làm mất nhiều thời gian trong quá trình xử lý vụ án. Do đó, cần nên bổ sung nội dung của đoạn 2 Khoản 1 Điều 104 BLTTHS là “VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này, hoặc trong trường hợp CQĐT khơng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của VKS và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.”

Về trường hợp khởi tố vụ án hình sụ theo yêu cầu của người bị hại, Khoản 1 Điều 105 BLTTHS quy định “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có u cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại...” [26, tr.83]. Đây là quy định gây khơng ít khó khăn cho CQĐT cũng như VKS trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, nhiều vụ việc khi xảy ra tội phạm, người bị hại thường đề nghị cơ quan pháp luật để cho họ và đối tượng phạm tội tự giải quyết, nhưng sau đó do khơng thỏa mãn về vấn đề bồi thường hay lý do khác, họ mới làm đơn yêu cầu cơ quan tố tụng khởi tố vụ án hình sự. Khi CQĐT, VKS nhận được đơn yêu cầu khởi tố thì đã quá thời hạn khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Điều 103 BLTTHS. Mặt khác, do tội phạm xảy ra đã lâu việc xác định dấu hiệu phạm tội gặp rất nhiều khó khăn, và trong nội dung của BLTTHS cũng không quy định căn cứ để CQĐT, VKS có thể bác đơn yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại trong trường hợp nêu trên. Theo chúng tơi cần có văn bản hướng dẫn việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, trong đó quy định cụ thể trường hợp đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu

của người bị hại như sau: “Trong thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ khi tội phạm xảy ra, người bị hại phải gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đến cho CQĐT hoặc VKS, trong trường hợp có những lý do khách quan dẫn đến việc gửi đơn chậm thì thời hạn gửi đơn không được quá hai tháng kể từ khi tội phạm xảy ra. Nếu q thời hạn nói trên thì CQĐT, VKS có quyền xem xét để khởi tố vụ án hình sự hoặc bác đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ”.

Trách nhiệm của VKS trong hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự là phải đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án của CQĐT. BLTTHS quy định trong vòng 24 giờ, CQĐT phải quyết định quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án cùng tài liệu có liên quan đến VKS cùng cấp. Theo hướng dẫn tại điểm 7.1 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07 tháng 9 năm 2005 về “Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003” thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định và tài liệu có liên quan, nếu thấy có đủ căn cứ thì VKS phải thông báo bằng văn bản cho CQĐT biết, nếu chưa đủ căn cứ thì có văn bản u cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ [43]. Theo quan điểm của chúng tơi thì quy định như vậy là khơng cần thiết, bởi nếu CQĐT ban hành quyết định tố tụng mà VKS khơng ra quyết định hủy thì quyết định đó của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Mặt khác, khi quyết định khởi tố vụ án của CQĐT có căn cứ và hợp pháp thì VKS sẽ ra quyết định phân cơng Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự đó. Như vậy đương nhiên quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT được VKS chấp nhận mà khơng cần phải có thơng báo của VKS về việc kiểm sát khởi tố vụ án hình sự như quy định tại Thơng tư 05/2005.

+ Trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can:

Khoản 1 Điều 126 BLTTHS quy định khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can.

Quy định như trên không đề cập đến số lượng bao nhiêu căn cứ là đủ để khởi tố bị can, vì điều đó cịn phụ thuộc vào những tình tiết có liên quan đến vụ án. Theo khoa học tố tụng hình sự thì căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là những tài liệu, chứng cứ đủ để chứng minh một người đã thực hiện hành vi thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm qui định trong phần các tội phạm của BLHS và khơng có tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi do người đó thực hiện.

Một nội dung cần xem xét trong q trình thực hiện cơng tác kiểm sát việc khởi tố bị can là việc quy định tống đạt quyết định khởi tố bị can. Khoản 6 Điều 126 BLTTHS quy định là CQĐT phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của VKS và giải thích quyền, nghĩa vụ của bị can. Trong thực tiễn, khơng ít trường hợp sau khi CQĐT giao quyết định khởi tố bị can của mình và tiến hành hỏi cung bị can, nhưng sau đó quyết định khởi tố bị can của CQĐT lại không được VKS phê chuẩn, điều này

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát quân sự quân khu 5 (Trang 83 - 92)