Bảo đảm về mặt pháp lý cho việc thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự phải chú ý đến các nội dung cơ bản sau:
Một là, hệ thống các quy định của pháp luật đầy đủ, đồng bộ bảo đảm
làm căn cứ pháp lý cho kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để làm tiền đề cho quá trình thực hiện chức năng kiểm sát của VKSQS. Các văn bản pháp luật mang tính thống nhất
cao, khơng mâu thuẫn, không chồng chéo nhau sẽ là điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tốt với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó VKSQS sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.
Hai là, các văn bản pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của VKSQS trong kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự cũng như mối quan hệ giữa VKSQS và CQĐT trong lĩnh vực này, tạo sự phân định rạch ròi giữa hai cơ quan trong việc phối hợp, chế ước khi tiến hành các hoạt động tố tụng ở giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.
Quá trình thực hiện kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS được tiến hành trên cơ sở những qui phạm pháp luật của BLHS, BLTTHS, dựa trên các quy định trong Luật tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh tổ chức VKSQS năm 2002 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
BLHS năm 1999 có nội dung qui định về những nguyên tắc xử lý, về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, về cơ sở của trách nhiệm hình sự…, quy định tội phạm và hình phạt đối với các loại tội phạm, cá
thể hóa trách nhiệm hình sự bằng việc phân loại tội phạm thành tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. BLHS năm 1999 là sự kế thừa của BLHS năm 1985 và phát triển cho phù hợp với sự chuyển biến của xã hội. Nội dung của BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) được phản ánh đầy đủ chính sách hình sự trong thời kỳ phát triển mới Đảng và Nhà nước ta, phục vụ yêu cầu đắc lực yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm một cách có hiệu quả, góp phần tích cực đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới đang được triển khai ngày càng sâu rộng, phản ánh đầy đủ hơn bản chất văn minh, tiến bộ, nhân đạo của xã hội ta trên cơ sở kế thừa
truyền thống nhân văn của xã hội Việt Nam, vừa thể hiện bản chất ưu việt, nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Đây là sự đánh dấu một bước phát triển cao hơn của khoa học pháp luật hình sự nước ta, và đây khơng phải là sự dừng lại, mà theo quy luật của sự vận động và phát triển, BLHS sẽ không ngừng được hồn thiện, ngồi phản ánh đúng hiện thực khách quan cịn phải đáp ứng được tính dự báo chính xác, phù hợp với xu thế chung trong khu vực và quốc tế và đảm bảo được tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Qua 3 năm thực hiện, BLHS cũng đã xuất hiện một số vấn đề bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển của xã hội cần phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung kịp thời.
Cũng như BLHS, BLTTHS luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. BLTTHS năm 1988 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII thơng qua ngày 28/6/1988 là Bộ luật đầu tiên qui định một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng giải quyết án hình sự. Qua gần 15 năm thi hành, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã phát huy tác dụng là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phẩn bảo về thành quả cách mạng, bảo về lợi ích an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới tồn diện đất nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo đường lối của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới.
Việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLTTHS năm 1988 nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách tư pháp đã được ghi trong các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII, lần thứ 3 và lần thứ 7 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, đặc biệt là Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính Trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới”, góp phần tạo sự chuyển biến quan trọng
trong tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, bảo đảm cho các cơ quan này phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những người có hành vi phạm tội, đồng thời bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.
Với tinh thần, đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp trong tố tụng hình sự là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tại kỳ họp thứ tư, ngày 26/11/2003 Quốc hội khoá XI đã thơng qua BLTTHS năm 2003 có hiệu lực pháp luật từ 01/7/2004. Bộ luật này đã và đang đáp ứng được yêu cầu về đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng tinh giản bộ máy, thống nhất đầu mối, nâng cao chất lượng của các Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình hình mới, nêu cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với công dân, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân; các qui định về trình tự, thủ tục tố tụng được minh bạch, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và có tính khả thi hơn, tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, qua tám năm thực hiện, BLTTHS cũng đã thể hiện nhiều bất cập, có một số nội dung khơng cịn phù hợp và cần phải sửa đổi kịp thời.
Bên cạnh BLHS và BLTTHS là những văn bản pháp lý quan trọng nhất trong quá trình kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự thì cũng cần phải hồn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật tổ chức VKSND, Luật phòng chống ma túy, Luật phịng chống tham nhũng, Luật giao thơng đường bộ, Pháp lệnh tổ chức VKSQS, Pháp lệnh tổ chức ĐTHS, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự…và đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành việc áp dụng các qui định của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS. Điều cần quan tâm hiện nay là làm sao để từ bỏ thói quen chờ văn bản hướng dẫn thi hành khi các Bộ luật, Luật đã được ban hành và có hiệu lực và phải đặt ra mục tiêu khi Bộ luật đã có hiệu lực đi vào cuộc sống thì càng ít văn bản hướng dẫn càng tốt, vì các qui phạm của luật đã đạt đến mức cụ thể
hóa cao, đó mới là cái đích lâu dài đặt ra, hướng dẫn chỉ mang tính chất tạm thời, mang tính giải pháp tình thế mà thơi.