Qua nghiên cứu các vấn đề ở chương 1, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây:
1, Luận văn đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trị của cơng tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS.
2, Luận văn đã tập trung làm rõ và phân tích các nội dung của cơng tác kiểm sát hoạt động khởi tố điều tra các vụ án hình sự của VKSQS, từ việc kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đến các nội dung kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi; kiểm sát việc khởi tố, khơng khởi tố vụ án hình sự; kiểm sát việc khởi tố bị can; kiểm sát việc hỏi cung bị can; kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn
chặn; kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự...và cuối cùng là truy tố bằng một bản cáo trạng. Luận văn phân tích rõ hoạt động của VKSQS trong giai đoạn này và cũng làm rõ mối quan hệ giữa VKSQS với CQĐT trong việc bảo đảm thi hành các quy định của pháp luật tố tụng hình sự một cách khách quan, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo cũng như quyền và lợi ích của cơng dân.
3, Từ việc phân tích cụ thể nội dung của công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra, luận văn cũng đã đưa ra các điều kiện bảo đảm cho việc kiểm sát khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS. Trong đó quan trọng nhất là bảo đảm về pháp luật là có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ quy định kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự; bên cạnh đó việc hệ thống VKSQS đáp ứng được yêu cầu về tổ chức, sự phối hợp với các cơ quan trong hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSQS.
4, Luận văn cũng đề cập tại chương này công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của một số Viện kiểm sát quân sự quân khu ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu và nhiệm vụ của VKSQS trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2