Các chiến lƣợc định giá danh mục sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52 - 53)

Chƣơng 5 THIẾT KẾ CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ

5.2.5. Các chiến lƣợc định giá danh mục sản phẩm

- Định giá loại sản phẩm: các doanh nghiệp thƣờng sản xuất nhiều kiểu sản phẩm, chúng khách nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng…. Do đó chúng đƣợc định giá khác nhau, các mức giá này phải tính đến những chênh lệch về giá thành của các sản phẩm, những đánh giá của khách hàng về các tính năng của chúng và giá cả của đối thủ cạnh tranh. Nếu mức chênh lệch giá giữa hai sản phẩm kề nhau là khá nhỏ, thì ngƣời mua sẽ chọn mua sản phẩm nào hồn hảo hơn. Cịn mức chênh lệch giá là khá lớn thì khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm kém hoàn hảo hơn.

- Định giá sản phẩm tùy chọn: nhiều doanh nghiệp chào bán những sản phẩm tùy chọn kèm theo với những sản phẩm chính của mình. Ví dụ ngƣời mua xe hơi có thể đặt mua thêm bộ phận điều khiển cửa xe, bộ phận báo động về mất cắp…Các doanh nghiệp phải quyết định xem những bộ phận nào thì đƣa vào giá chính và những bộ phận nào thì để khách hàng tùy chọn.

- Định giá sản phẩm bắt buộc: đối với những sản phẩm để có thể sử dụng đƣợc, ngƣời mua phải mua thêm những sản phẩm hay phụ tùng bắt buộc. Ví dụ lƣỡi dao cạo râu, mực in….Các nhà sản xuất thƣờng định giá thấp cho sản phẩm chính và định giá cao cho những sản phẩm phụ bắt buộc kèm theo.

- Định giá hai phần: các doanh nghiệp dịch vụ thƣờng tính một giá cƣớc cố định cộng thêm giá cƣớc sử dụng biến đổi. Nguyên tắc của định giá hai phần là cƣớc phí cố định phải đủ thấp để kích thích khách hàng mua dịch vụ, cịn lợi nhuận thì có thể kiếm từ những cƣớc phí sử dụng thêm.

- Định giá sản phẩm phụ: trong q trình sản xuất thƣờng có các sản phẩm phụ, nếu các sản phẩm này khơng có giá trị và cần vứt bỏ thì việc xử lý chúng rất tốn kém,

CHƢƠNG 5. THIẾT KẾ CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ QUẢN TRỊ

MARKETING

Lê Thị Thùy Trang-Lê Vi Sa-Trƣờng CĐCĐ Đồng Tháp 120

và điều này ảnh hƣởng đến việc định giá sản phẩm chính. Nếu các sản phẩm phụ có giá trị đối với một nhóm khách hàng nào đó, thì chúng đƣợc định giá phù hợp với sản phẩm của chúng. Mọi thu nhập kiếm đƣợc từ các sản phẩm phụ sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp định giá thấp hơn cho sản phẩm chính của mình và làm cho nó có sức cạnh tranh hơn.

- Định giá sản phẩm trọn gói: ngƣời bán thƣờng kết hợp các sản phẩm của mình lại với nhau rồi bán với giá trọn gói. Ví dụ một ngƣời bán mỹ phẩm có thể chào bán cả gói gồm một số loại nƣớc hoa, son môi, phấn trang điểm với giá rẻ hơn là mua riêng từng thứ nhằm kích thích khách hàng mua một lúc nhiều mặt hàng. Vì khách hàng có thể khơng có ý định mua tất cả những phần trong gói đó, nên khoản tiết kiệm đƣợc của giá trọn gói phải đủ lớn để kích thích họ mua cả gói.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52 - 53)