Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 32)

xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Có thể nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia có sử dụng các loại hình kinh tế này đều nhận thấy vai trị to lớn của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hố nhờ tính đặc thù về cơ chế, chính sách của từng mơ hình kinh tế. Mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động thường tỷ lệ thuận với quy mô phát triển của từng loại mơ hình này về giá trị, tỷ trọng đóng góp trong GDP cũng như hiệu quả toàn diện về mặt kinh tế - xã hội do phát triển các loại hình kinh tế này mang lại. Sự tác động của các khu kinh tế cửa khẩu với sự phát triển kinh tế có được là nhờ các chức năng đặc thù về ưu đãi xuất, nhập khẩu, các cơ chế chính sách khuyến khích về cơng nghiệp, nơng nghiệp và thương mại -

dịch vụ, đầu tư và du lịch. Phát triển các loại hình này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển, đây là cơ sở kinh tế hàng hoá trong nước phát triển.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, cùng với sự phát triển các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế, các khu kinh tế cửa khẩu được hình thành và phát triển nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới. Thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước và từ nước ngồi vào nội địa thơng qua các cơ chế, chính sách ưu đãi tại khu kinh tế cửa khẩu. Chính sự thu hút này đã làm cho các ngành, các địa phương trong cả nước, tuỳ theo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế, chính sách ưu đãi mà thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, lưu thơng hàng hố cho phù hợp. Trong điều kiện của Việt Nam, yêu cầu phát triển nền sản xuất hàng hoá nên cần mở rộng thị trường đầu ra, vừa nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và vừa thu hút đầu tư các nguồn lực từ bên ngồi, cũng như tiếp thu trình độ khoa học - cơng nghệ tiên tiến để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Những nhu cầu này sẽ được đáp ứng nếu chúng ta biết sử dụng, khai thác có hiệu quả mơ hình khu kinh tế cửa khẩu. Vì thế phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực, trên thế giới. Điều này càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế hàng hố chậm phát triển, thị trường nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu như nước ta. Về cơ bản vai trò của khu kinh tế cửa khẩu thể hiện:

- Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, thúc đẩy mạnh mẽ lưu thơng hàng hố, mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu.

+ Kinh tế hàng hố địi hỏi phải có thị trường để phát triển, vì vậy xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu là điều kiện không thể thiếu được để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển sản xuất hàng hoá. Bởi lẽ, một mặt, hàng hoá của một địa phương, của một tỉnh, một vùng, của các trung tâm kinh tế và

cả nước có điều kiện lưu thơng để xuất khẩu hàng hoá qua khu kinh tế cửa khẩu đến với nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực và quốc tế; mặt khác, mỗi địa phương, mỗi tỉnh, mỗi vùng và cả nước có điều kiện nhập khẩu hàng hoá của nước ngồi theo nhu cầu của mình. Vì vậy, phát triển khu kinh tế cửa khẩu vừa có tác dụng thúc đẩy lưu thơng hàng hố trên thị trường, kích thích đẩy mạnh sản xuất hàng hố, thúc đẩy thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu phát triển, vừa đáp ứng thoả mãn ngày tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Chẳng hạn, khu khu kinh tế cửa khẩu An Giang và các tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia được mở ra, xây dựng và phát triển sẽ thúc đẩy sự lưu thơng hàng hố được sản xuất ở An Giang, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước sang Campuchia, đến các nước GMS và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đối ngoại, mua bán, xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Nước ta có thời kỳ lưu thơng và sản xuất hàng hố khơng phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước và đương nhiên kinh tế cửa khẩu cũng không phát triển được.

+ Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu là quá trình tác động trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của khu kinh tế cửa khẩu, thì q trình xây dựng khu kinh tế cửa khẩu địi hỏi tập trung ở nhiều lĩnh vực, như: một mặt, là tập trung đầu tư xây dựng các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế cửa khẩu (các tuyến đường giao thơng, hệ thống bưu chính, viễn thơng và các hệ thống phục vụ sinh hoạt như điện, nước, dịch vụ y tế…); tăng cường các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế; mặt khác, quá trình xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, gắn sản xuất xen với các tuyến dân cư dọc biên giới, triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc

làm, chăm lo cho các gia đình chính sách, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tổ chức các hoạt động nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội,… sẽ từng bước giúp cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân khu kinh tế cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của địa phương, khu vực, cả nước.

Tóm lại, việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy

trao đổi thương mại, phát triển ngành nghề sản xuất, do đó kích thích tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư vùng cửa khẩu. Buôn bán tại khu kinh tế cửa khẩu tăng lên làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, đời sống nhân dân được nâng từng bước. Sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu cịn tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, phát triển kết cấu hạ tầng, các tuyến đường giao thơng, hệ thống bưu chính viễn thơng, hệ thống chợ, mạng lưới cung cấp dịch vụ,… góp phần cải thiện đời sống tinh thần của dân cư, đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hoá, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu có vai trị vừa thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và các thành phần kinh tế, vừa thúc đẩy phát triển văn hoá - xã hội của tỉnh và khu vực và cả nước từng bước thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dựng, phát triển khu kinh tế cửa khẩu khơng chỉ là mục đích tự thân mà cịn có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lan toả đến các lĩnh vực có liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu, thể hiện:

+ Góp phần tăng trưởng kinh tế: trao đổi kinh tế thương mại ở khu

kinh tế cửa khẩu góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Theo đó tỷ trọng lao động và GDP của ngành cơng nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng với tốc độ cao. Khơi dậy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, vùng, từ đó giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp địa phương và vùng phụ

cận cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội. Thúc đẩy sự ra đời trong tương lai một số trung tâm thương mại quan trọng, hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu còn tạo điều kiện để địa phương thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế và từ nước ngoài để phát triển các ngành kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, phát triển các ngành dịch vụ. Kết quả những thay đổi nói trên bắt nguồn từ việc khai thác có hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu.

+ Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nơng thơn: phát triển khu kinh

tế cửa khẩu nói chung, khu kinh tế cửa khẩu An Giang nói riêng góp phần cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu, các sản phẩm nơng nghiệp có được thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, đảm bảo và nâng cao chất lượng. Mặt khác, chúng ta sẽ có điều kiện nhập từ nước khác những thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cần thiết, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của nước ngoài để phát triển nơng nghiệp. Sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu cịn tạo điều kiện thúc đẩy q trình đơ thị hố nơng thơn, biên giới, tạo thêm nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động nơng nghiệp, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh, của vùng và cả nước.

+ Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp: khu kinh tế cửa khẩu sẽ

tại môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp địa phương cũng như khả năng hợp tác để phát triển các ngành cơng nghiệp mới như bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, các ngành chế tạo, cơng nghiệp chế biến.

Q trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo điều kiện cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh. Hệ thống đường bộ, đường sông, bến cảng, thông tin liên lạc,… sẽ từng bước được nâng cấp và hiện đại hoá. Điều kiện kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ góp phần làm cho các ngành kinh

tế phát triển, tăng sức đầu tư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng biên.

+ Mở rộng hoạt động du lịch: phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo

điều kiện để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch. Khách du lịch nước ngồi sẽ có điều kiện tiếp cận với các trung tâm du lịch của nhau, thơng qua đó đến các khu du lịch khác trong tỉnh và cả nước.

+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác về khoa học, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ là cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác

về khoa học, đào tạo - đào tạo. Cùng với việc thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế hai bên sẽ có điều kiện trao đổi nghiên cứu khoa học và phối hợp đào tạo.

+ Thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, tăng cường mối quan hệ với các

nước láng giềng, trước nhất là những nước có đường biên giới chung, nhằm khai thác lợi thế của mỗi bên, phát triển kinh tế đối ngoại. Các hoạt động trên sẽ tác động đến việc thay đổi, bố trí lại cơ cấu lao động, các thành phần kinh tế, phát triển các ngành kinh tế, các vấn đề văn hố - xã hội, tạo thêm cơng ăn, việc làm góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương.

Thực tế, quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang trong những năm qua, quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, vấn đề an ninh - quốc phòng giữa tỉnh An Giang và Vương quốc Campuchia thêm gắn chặt và phát triển hơn trước. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang cũng tạo điều kiện để hai nước Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác văn hố như tơn tạo, bảo tồn các di tích, danh lam thắng cảnh, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch như đường sá, khách sạn, dịch vụ y tế, khu vực chơi giải trí. Ngồi ra, hai nước cịn hợp tác trong việc bảo vệ mơi trường, xã hội: sử dụng có hiệu quả tài ngun rừng, nước, ngăn chặn tình trạng ơ nhiễm mơi trường qua biên giới; hợp tác chống các tệ nạn xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại; bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan qua biên giới. Tuy nhiên, đi kèm với những

vai trị tích cực do khu kinh tế cửa khẩu đem lại, những vấn đề xã hội nhức nhối về buôn lậu, ma tuý, mại dâm, khoảng cách giàu nghèo vẫn còn.

+ Củng cố an ninh - quốc phịng, việc hình thành các khu kinh tế cửa

khẩu sẽ thu hút dân cư từ nơi khác đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư đông ở một số đô thị biên giới. Đời sống của nhân dân tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu ngày càng được nâng cao và ngày càng càng tạo thêm lòng tin của nhân dân về chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, các lực lượng chức năng như: cơng an, hải quan, biên phịng ... tại khu kinh tế cửa khẩu cũng được ngày càng tinh nhuệ về số lượng và chất lượng, trang thiết bị được trang bị được củng cố hiện đại hoá nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động bảo vệ biên giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Như vậy, việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó giúp đảm bảo việc sắp xếp tổ chức lại cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, phân bổ dân cư phù hợp, đời sống sinh hoạt và thu nhập của người dân vùng biên được cải thiện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội ngày càng được đáp ứng và nâng cao. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu nhằm thực thi chính sách đối ngoại đa phương hố, đa dạng hố các hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm hiểu nhiều mơ hình, hình thái kinh tế đa dạng, năng động ... các hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác, đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch và nhiều mơ hình kinh tế mới ra đời cùng kết hợp, đan xen vào nhau như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, khu kinh tế quốc phịng ... Điều quan trọng hơn, với chính sách đối ngoại rộng mở đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta vận hành theo xu hướng mới phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế với các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w