Về điều kiện tự nhiên và xã hộ

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 44)

An Giang là một trong các tỉnh lớn nằm ở đầu nguồn sơng Cửu Long, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Cần Thơ, phía Đơng giáp Đồng Tháp. An Giang có diện tích tự nhiên là 3.406 km2, với hệ

thống kênh rạch chủ yếu là sông Tiền và sơng Hậu.

Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính (gồm 11 huyện, thị, thành gồm: Thành phố Long Xuyên; Thị xã Châu Đốc; Thị xã Tân Châu các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn) với 142 thị trấn, xã, phường (trong đó: 12 thị trấn, 118 xã và 12 phường). An Giang có những nét đặc trưng rất riêng biệt so các tỉnh, thành ở khu vực vùng đồng bằng sơng Cửu Long như: vừa có đồng bằng, lại vừa có núi, có rừng và đặc biệt nằm cặp có hai con sơng Tiền, sơng Hậu trải dài nên rất thuận lợi để phát triển giao thơng đường thuỷ, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt, cộng với 104 km đường biên giới qua 5 huyện - thị xã với 18 xã thị trấn biên giới. Với những ưu thế địa lý nói trên đã tạo cho An Giang những thế mạnh về kinh tế đi kèm với những thách thức khơng ngừng hồn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, chiều dài đường biên giới và đơn vị hành

chính các huyện, thị biên giới (tính đến năm 2011)

Huyện, thị Xã, thị trấn Diện tích

(km2)

Dân số (người)

Đường biên giới (km) Tân Châu Phú Lộc 14,95 6.534 3,7 Vĩnh Xương 14,22 14.936 2,78 Tịnh Biên Nhơn Hưng 19,110 6.036 3,866 An Phú 21,660 7.894 4,01 TT. Tịnh Biên 21,800 13.971 4,656 An Nơng 32,530 4.358 6,036 An Phú TT. Long Bình 3,68 9.558 3,35 Khánh Bình 8,00 7.210 5,52 Nhơn Hội 12,79 13.350 6,25 Phú Hội 23,96 13.271 9,93 Vĩnh Hội Đông 7,52 13.432 5,57 Phú Hữu 36,28 18.729 3,65 Quốc Thái 10,78 14.294 0,89 Khánh An 6,30 11.832 6,72 Châu Đốc Vĩnh Ngươn 9,46 7.366 9 Vĩnh Tế 33,70 7.085 7,6

Tri Tôn Vĩnh Gia 37,99 6.326 8

Lạc Quới 24,58 3.806 7

Tổng 18 339,31 179.988 104

Nguồn: UBND tỉnh An Giang.

Như vậy, qua bảng thống kê trên cho thấy, nguồn lực ở vùng biên giới cho phép đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế biên mậu ở An Giang là rất lớn. Cùng với những ưu thế trên, An Giang cịn có mạng lưới giao thông đường bộ đã được nâng cấp và sửa chữa khá hoàn chỉnh và thuận lợi:

- Đường bộ huyết mạch là Quốc lộ 91 nối với Quốc lộ 2 của Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang) - Phnom Den (Tà Keo): đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 2 làn xe; cùng với tỉnh lộ 55 -

948 kết nối với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Các tuyến tỉnh lộ: 956 - 957 (An Phú) nối Đường 21 (Campuchia) tại cửa khẩu Long Bình, Tỉnh lộ 952 - 953 - 954 (Thị xã Tân Châu) nối Đường 101 (Campuchia) tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Dự kiến tuyến N1 chạy dọc hành lang phía Tây Nam (Thị xã Tân Châu, Thị xã Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn), cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnom Pênh sẽ sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

- Đường thuỷ cũng khá thuận lợi với hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, cùng hệ thống kênh cấp I, II là tuyến giao thông đường thuỷ huyết mạch quan trọng tạo nên một hệ thống giao thơng liên hồn nối các tỉnh trong vùng Đồng bằng song Cửu Long với Campuchia qua cửa sông Tiền - Vĩnh Xương ngược lên sông Mê Kông, toả ra Lào, Thái Lan. Đây cũng là những điều kiện rất thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và giữa các nước ra biển Đông.

Lợi thế về hệ thống cửa khẩu (gồm cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, cửa khẩu phụ Vĩnh Hội Đơng và những tuyến đường tiểu ngạch…) cũng là điều kiện tốt để An Giang trở thành nơi trung chuyển, tập kết hàng hoá từ Việt Nam sang Campuchia, đồng thời cịn là cửa ngõ để hàng hố trong nước tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, nếu so với hệ thống cửa khẩu của các tỉnh có chung đường biên giới tiếp giáp Campuchia như: Mộc Bài (Tây Ninh), Thường Phước (Đồng Tháp), Xà Xía (Kiên Giang), Lệ Thanh (Gia Lai)… thì khoảng cách từ các cửa khẩu của An Giang đến thủ đô Phnom Pênh chỉ cách gần 76 km, hai tuyến đường thuỷ từ cửa khẩu Vĩnh Xương đến thủ đô Phnom Pênh chỉ dài 80 km hoặc cửa khẩu Khánh Bình - Chsey Thom chỉ cách thủ đô Phnom Pênh khoảng 70 km,… vị trí này khơng những rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển hàng hố mà cịn thuận lợi cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w