Một số hạn chế trong quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 75)

khẩu An Giang

Tuy những thành quả bước đầu mang lại từ việc thúc đẩy kinh tế cửa khẩu trên địa bàn An Giang là khả quan, thế nhưng đằng sau những thành quả ấy là hàng loạt vấn đề mà không chỉ An Giang mắc phải và cần khắc phục mà còn nhờ sự chung sức từ các ngành hữu quan Trung ương. Vấn đề đầu tiên là cơ chế cho kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên cho đến nay việc phát triển các phân khu chức năng cho khu kinh tế lẫn cơ chế mở cụ thể cho khu kinh tế cửa khẩu ở An Giang chưa được đáp ứng cụ thể. Do vậy, địa phương lẫn các nhà đầu tư quan tâm nhất đối với việc quy hoạch, mời gọi và tiến hành đầu tư vào đây là một cơ chế thơng thống, có tính chất lâu dài. Lợi thế của kinh tế cửa khẩu An Giang rất lớn, trong đó hai cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) và cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) có lợi thế và tiềm năng rất lớn nhưng hiệu quả khai thác chưa thật sự xứng tầm. Ðơn cử như cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, nhiều năm qua, luôn chiếm hơn 71% giá trị xuất nhập khẩu so toàn tỉnh, thế nhưng nghịch lý ở chỗ, giá trị thực đóng góp vào kinh tế địa phương lại khơng cao khi hàng hố thơng quan chỉ trên con số làm thủ tục, mà chủ yếu là hàng “tạm nhập tái xuất”. Thực tế cho thấy, tần suất hàng thông quan cửa khẩu Vĩnh Xương luôn cao, lượng hàng hố lớn chủ yếu là do tàu, thuyền có tải trọng lớn chọn đường thủy qua sông Tiền đến cửa khẩu Vĩnh Xương để xuất khẩu hoặc tạm nhập tái xuất. Giá trị hàng hoá mua bán, trao đổi thực tế ngay tại cửa khẩu dường như khơng đáng kể. Do vậy, hình thành một trung tâm mua bán, cầu cảng đường sông tải trọng lớn ngay cửa khẩu Vĩnh Xương là yêu cầu cần thiết, cấp bách nhằm phát huy lợi thế cảng đường sông trên tuyến biên giới và tăng giá trị thực cho nền kinh tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Cụ thể, khi doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư kinh doanh hàng miễn thuế theo chính sách của Chính phủ đưa ra, nhưng sau đó Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (ngừng áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế từ ngày 01/7/2009), rồi lại có Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 21 của Quyết định 33/2009/QĐ-TTg (sau khi có ý kiến của các tỉnh) tiếp tục cho phép áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch đến hết năm 2012. Điều này đang làm cho các doanh nghiệp thực sự lo lắng, chưa biết thời gian tới thế nào (mới kinh doanh được một vài tháng đã bị cấm!). Một số doanh nghiệp mới thì khơng dám bỏ vốn đầu tư, một số doanh nghiệp đã đầu tư rồi thì khơng tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh. Việc thu hút, kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu đang gặp khó khăn (nếu khơng có chính sách đặc thù cho khu kinh tế cửa khẩu, chính sách cào bằng như các khu vực khác trong nội địa thì khó có thể thu hút đầu tư). Sau năm 2012, cơ sở vật chất (cả nhà nước và doanh nghiệp) ở khu vực này ra sao, sử dụng mục đích gì, khu phi thuế quan đã xây dựng xong, đưa vào hoạt động theo mục tiêu bán hàng miễn thuế ban đầu (nay khơng cịn nữa) sẽ như thế nào? Đó là những khó khăn mà địa phương và các doanh nghiệp đang gặp phải!

Tại khu kinh tế cửa khẩu, Chính phủ cho phép xây dựng khu phi thuế quan. Quan hệ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan hệ xuất nhập khẩu, quan hệ với nước ngoài là quan hệ giữa nước ngồi với nước ngồi. Do đó, khu phi thuế quan là điểm mới, có thể hấp dẫn các nhà đầu tư và chỉ áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua các Bộ, ngành Trung ương bằng các văn bản hướng dẫn đôi lúc chưa phân định rõ giữa nội địa và khu phi thuế quan nên đã hạn chế rất lớn đến hoạt động của khu phi thuế quan, hạn chế tác dụng của nó, gây nhiều khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp và các ngành chức năng khi thực hiện chính sách. Nhiều văn bản của các Bộ, ngành Trung ương liên

quan đến xuất nhập khẩu chỉ nêu chung chung (hàng nhập khẩu về Việt Nam), không phân định rõ hàng nhập khẩu vào các khu phi thuế quan có bị chi phối khơng, nên trong q trình thực hiện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cũng gặp khơng ít khó khăn.

Ví dụ: việc hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009) có nêu nhóm danh mục hàng hố nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra mà không phân định giữa nhập khẩu vào nội địa với khu phi thuế quan. Như vậy, hàng hố từ nước ngồi nhập vào khu phi thuế quan để trưng bày và bán cho khách tham quan du lịch, lúc này chưa thể biết được hàng hoá đó có vào Việt Nam hay khơng? (vì dân Campuchia vào mua hàng và đem về Campuchia thì xem như hàng này khơng vào nội địa), vậy có phải chịu sự chi phối của Thơng tư này hay khơng? Điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tương tự như vậy, Bộ Công thương ban hành Thông báo số 197/TB- BCT về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động: nội dung thông báo quy định thương nhân kinh doanh mặt hàng trên chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại các cảng biển quốc tế: Hải Phịng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Việc này thực sự đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Sau đó, Bộ Cơng Thương có văn bản sửa đổi, cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về được chuyển khẩu từ 3 cảng trên về khu phi thuế quan, nhưng thủ tục lại có sự rắc rối, khơng hợp lý, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn,...

Được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế cửa khẩu tỉnh, áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, sau thời hạn trên phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%; được miễn thuế 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư.

Như vậy, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện hành, việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng cho pháp nhân mới thành lập gắn liền với dự án, quy định này đã gây khó khăn và khơng có khả năng thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư mở rộng để phát triển sản xuất.

Ðối với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, việc phát triển khu thương mại miễn thuế Tịnh Biên cũng luôn là nỗi trăn trở của tỉnh lẫn các doanh nghiệp khi những chính sách về thuế ln khơng ổn định. Mặt khác, con số doanh thu hàng hoá mua bán chỉ dựa trên số liệu của các nhà đầu tư trong khu miễn thuế, còn số tiền thực nộp và ngân sách cho địa phương từ khai thác lợi thế cửa khẩu này vẫn chưa đáng là bao. Do đó, đẩy mạnh khai thác lợi thế của hệ thống cửa hàng miễn thuế như các phân khu chức năng, hệ thống kho bãi... là cấp thiết.

Một vấn đề gây cản trở lớn trong việc đẩy mạnh khai thác lợi thế kinh tế cửa khẩu của An Giang là việc phát triển thiếu đồng bộ của hệ thống giao thông. Hiện tất cả các tuyến đường ra biên giới đều xuống cấp trầm trọng và 100% không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khi các khu kinh tế cửa khẩu, cặp cửa khẩu đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp. Mặc dù cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (An Phú) là cửa ngõ quan trọng nhất khi hằng ngày xuất sang nước bạn trên dưới 50 tấn hàng nông sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, tuyến tỉnh lộ 956 đã được phê duyệt nâng cấp thành tuyến quốc lộ, tuy nhiên dự án này cả tỉnh lẫn địa phương chưa biết khi nào được triển khai thực hiện trong khi nhu cầu mở rộng tuyến tỉnh lộ 956 ra biên giới đang rất cấp thiết. Riêng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, tuyến quốc lộ 91 huyết mạch trong hệ thống giao thông đường bộ vùng biên giới đã triển khai nhiều năm qua nhưng hiện đang thi cơng ỳ ạch nửa vời.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi và các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều điểm chưa tương đồng, thiếu

nhất quán. Văn bản thể chế khi triển khai quá nhiều nhiêu khê và còn chậm nên khi được ban hành tính hiệu quả thực thi khơng cao.

Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu còn hạn chế chưa tương xứng với vai trò của một cửa khẩu quốc tế.

Công tác điều hành và triển khai thực hiện các chính sách chưa thực sự chủ động, kịp thời nên chưa tạo ra động lực và sức bật cho khu kinh tế cửa khẩu.

Trình độ nguồn nhân lực, cũng như trình độ chung của cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ quản lý tại các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu còn yếu và thiếu, đặc biệt là khả năng cập nhật chuyên môn, ngoại ngữ.

Nhìn chung, việc khai thác tiềm năng và thế mạnh kinh tế biên giới ở An Giang nói riêng và các khu kinh tế cửa khẩu của cả nước nói chung là một trong những yếu tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do đó, các khu kinh tế của khẩu ln đóng vai trị quyết định trong việc phát triển kinh tế, giao thương và là cửa ngõ lưu thơng hàng hố.

Chương 3

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 75)

w