Hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

Hoạt động du lịch cũng có bước phát triển song hành, các doanh nghiệp lữ hành du lịch không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và tăng cường các tour - tuyến kết nối du lịch. Hầu hết du khách từ nước các thứ 3 đến An Giang rồi tiếp tục ngược dịng Mê Kơng đến Vương quốc Campuchia và ngược lại. Lượng du khách tăng bình quân hằng năm khoảng 31,4%/năm. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng khách qua lại các cửa khẩu An Giang đạt trên 156 ngàn lượt.

Số lượt người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tỉnh: hoạt động xuất nhập cảnh về lượt người và phương tiện qua lại biên giới giữa Việt Nam -

Campuchia qua các cửa khẩu tỉnh An Giang trong 10 năm qua (2001 - 2010) cũng gia tăng hàng năm. Chẳng hạn, năm 2001 (xuất cảnh: 76.237 người, nhập cảnh: 71.946 người), năm 2006 (xuất cảnh: 195.483 người, nhập cảnh: 179.026 người), năm 2011(xuất cảnh: 211.126 người, nhập cảnh: 198.633 người). Bên cạnh đó, để thu hút khách đến tham quan du lịch, tỉnh An giang đã thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch tại các khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu.

Theo khoản 3 Điều 19 của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu cơng nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

“Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu được phép mua các loại hàng hoá nhập khẩu và mang về nội địa, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

Căn cứ vào chính sách được qui định này, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang đã chỉ đạo cho các Sở ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân huyện Tịnh Biên đầu tư xây dựng và hình thành cơ sở hạ tầng Khu thương mại Tịnh Biên (khu thương mại công nghiệp Tịnh Biên, khu phi thuế quan) và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp thuê đất. Với điều kiện thuận lợi đó, các doanh nghiệp đã nhanh chóng bỏ vốn đầu tư xây dựng các siêu thị, cửa hàng, kho hàng ... Khu thương mại Tịnh Biên đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2009 đến nay và đang thực hiện chính sách: đối với khách tham quan du lịch trong và ngồi nước khi đến khu thương mại cơng nghiệp tại khu vực cửa khẩu Tịnh Biên được phép mua các loại hàng hoá nhập khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) mang về nội địa với mức khơng q 500.000đồng/người/ngày.

Chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch tại khu phi thuế quan Tịnh Biên đã thực sự phát huy tác dụng. Nhờ đó, tỉnh An Giang đã có điều kiện sớm hình thành và đưa vào hoạt động của khu

thương mại Tịnh Biên, thu hút được đầu tư và qua đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại tại khu vực biên giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua lại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia qua các cửa khẩu và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch biên giới, cửa khẩu trong thời gian qua, đồng thời đang dần hình thành vùng đơ thị biên giới trong tương lai khơng xa.

Đây là một chính sách phù hợp, giúp cho các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu (thường là vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khó kêu gọi đầu tư) thu hút được đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu. Thực tế cho thấy, mặc dù cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang cịn rất nhiều khó khăn, yếu kém, giao thơng từ nội địa dẫn đến các cửa khẩu biên giới còn rất yếu kém (cả cầu và đường), nhưng nhờ có chính sách đặc thù miễn thuế cho khách tham quan du lịch nên đã khuyến khích một lượng lớn du khách đến mua sắm tại các khu phi thuế quan ở khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên.

Từ đó cho thấy đây là một chính sách mở cần thiết và cần được nhân rộng khi đưa các khu vực cửa khẩu khác đi vào hoạt động, để tăng cường thu hút đầu tư và giao thương rộng rãi tại các khu vực này.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w