Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)

Để phát triển hơn nữa các KKTCK của Việt Nam, ngay từ bây giờ và trong thời gian sắp tới, nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh sẽ là yếu tố sống cịn. Do đó, phải kết hợp và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu dưới góc độ các đối tượng tác động tương tác hỗ trợ nhau, như:

- Kí kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại, phát triển bền vững song phương và đa phương giữa các bên liên quan.

- Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách đối với các KKTCK quốc tế, quốc gia và địa phương về thuế, kinh tế - thương mại, dịch vụ - du lịch, xuất nhập cảnh, tài chính - tiền tệ,…

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng cơ sở theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và thống nhất, đồng bộ về hệ thống kết nối.

- Cần chú trọng đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng trước mắt và lâu dài có tính đến tận dụng nguồn nhân lực hiện có tại địa phương.

- Thống nhất trong điều hành, quản lí và thực thi quyền quản lí nhà nước của các cấp (từ trung ương đến từng địa phương) theo cơ chế phân quyền và chịu trách nhiệm cụ thể ở từng cấp quản lí.

Ngồi các nhóm giải pháp trên, các cấp quản lí cần đặt sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường (cụ thể là bảo vệ chất lượng nước, khơng khí, đất ; đa dạng sinh vật; mơi trường đô thị trong các KKTCK và vùng phụ cận,…). Lựa chọn cơng nghệ sạch, tăng cường chức năng quản lí bằng các công cụ pháp luật, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiến hành đầu tư các cơ sở xử lí chất thải,… cũng là các giải pháp đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w