Về tiềm năng kinh tế

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 47)

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu lương thực (gạo và các mặt hàng nông sản). Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm

qua ln duy trì ở mức cao. Nhiều mặt hàng nơng sản của tỉnh khơng chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường ngoài nước như: gạo tẻ, gạo nếp, cá tra, cá basa ...

Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,1%/năm. Từ năm 2006 đến 2008, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 12,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nơng nghiệp từ 41,6% năm 2000 giảm xuống còn 37,6% năm 2005 và còn 35,3% năm 2008. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng liên tục từ 47,2% năm 2000 lên 50,3% năm 2005, năm 2008 là 52,0%. Công nghiệp và xây dựng cũng tăng từ 11,2% năm 2000 lên 12,1% năm 2005, năm 2008 là 12,7%.

Về cơ bản, An Giang vẫn là tỉnh nông nghiệp, trong những năm tới kinh tế nơng nghiệp vẫn tiếp tục đóng một vai trị quan trọng, then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua luôn đạt mức khá cao nhưng chưa ổn định, thiếu bền vững do chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 85% mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch chậm, công nghiệp cịn nhỏ lẻ, chủ yếu là cơng nghiệp chế biến. Kết cấu hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng và chậm được đầu tư. Các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư nước ngồi vẫn cịn hạn chế.

An Giang cách xa các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước nên những tiện ích chung của cả vùng khơng được tận hưởng, cải cách hành chính được quan tâm thực hiện nhưng vẫn cịn chậm. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có một chính sách nào mang tính đột phá để mời gọi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, cũng như việc đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu.

Tỉnh phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2011 duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển. Đến 2011, phấn đấu GDP bình quân đầu người ở An Giang đạt mức xấp xỉ bình

quân của cả nước; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Khơng ngừng cải thiện đời sống nhân dân tồn tỉnh nói chung và nhân dân khu vực biên giới nói riêng, tiếp tục thực hiện xố đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm và từng bước đẩy lùi các các tệ nạn xã hội.

Để đạt được những mục tiêu trên, đặc biệt là các mục tiêu về tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường, phát triển văn hố - xã hội, ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại...Ngồi các mục tiêu trên thì việc đẩy mạnh cơng tác đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu là một mục tiêu cực kỳ quan trọng vì đây là lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân đang rất chú trọng khi tham gia đầu tư vào nền kinh tế tỉnh nhà, do đây là khu vực kinh tế mới đầy tiềm năng và khả năng thu lợi rất cao. Đánh giá được tầm quan trọng đó, tỉnh đã lên kế hoạch những chương trình, cơng trình sử dụng vốn ngân sách để phát triển cơ bản khu vực kinh tế - xã hội của các xã, huyện thuộc tỉnh có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 2006 - 2011 như sau:

- Tập trung phát triển nhanh thương mại - dịch vụ, dựa vào 3 khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch; khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hoá trong nước sang thị trường Campuchia và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngược lại trao đổi nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thiết yếu.

- Chủ động tổ chức khai thác phát triển các ngành kinh tế dịch vụ hỗ trợ, trong khi phía Campuchia chưa có khả năng và điều kiện đầu tư như: tuyến vận chuyện hành khách và hàng hố An Giang - Phnơm Pênh, bảo hiểm, thanh tốn và thu đổi ngoại tệ, dịch vụ y tế khám chữa bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm tươi sống an tồn cho Phnơm Pênh.

- Liên kết, hợp tác tuyến du lịch Đồng bằng - Campuchia kết hợp với hình thành phát triển trục kinh tế dịch vụ dọc theo tuyến giao thông nối liền từ cửa khẩu vào nội địa An Giang.

- Thúc đẩy xây dựng nhanh trục đô thị mới dọc các tuyến biên giới, kết hợp sắp xếp bố trí dân cư, trong đó sớm phát triển ba khu đơ thị dịch vụ: Thị trấn Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Long Bình. Đồng thời sớm chỉnh trang kiến thiết đô thị hậu cần lấy Thị xã Tân Châu và Thị xã Châu Đốc làm trung tâm đô thị du lịch mua sắm và thương cảng của tiểu vùng Mê Kơng.

- Sớm hồn thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Xuân Tô, cụm công nghiệp An Phú và cụm cơng nghiệp Vĩnh Xương, cụm cơng nghiệp Bình Hịa nhằm phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia cơng tái chế và lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng…

- Phát triển kinh tế theo hướng mở theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an ninh chính trị, tạo việc làm cho người lao động tại chỗ và giảm dần các tệ nạn xã hội (Cục Thống kê tỉnh An Giang (2010), Niên giám thống kê năm 2009.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w