Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

Được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 02 xã: Tân Lập và Tân Bình, huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh, gồm có 04 cửa khẩu trong đó cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Xa Mát và các cửa khẩu phụ là: Chàng Riệc, Tân Phú, Cây Gõ với diện tích là 34.197 ha.

Cách Mộc Bài 80 km về phía Bắc, khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát tập trung mua bán nhiều loại hàng hố nơng sản. Những địa điểm thu mua nguyên liệu hạt điều, sắn lát khô từ Campuchia của các doanh nghiệp chế biến Tây Ninh, Bình Dương tấp nập người đóng gói, chuyên chở. Gỗ, cao su sơ chế từ Campuchia nhanh chóng được chuyển giao cho các doanh nghiệp chế biến Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Xa Mát trong năm 2006 đã lên gần con số 100 triệu USD. Tại các cửa khẩu này, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia nhiều hàng hoá tiêu dùng, vật liệu xây dựng cao cấp và nhập khẩu nguyên liệu nông sản các loại, gỗ sơ chế... Riêng quý I năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 triệu USD và nhập khẩu đạt 22 triệu USD.

- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu qua khu kinh tế cửa khẩu chủ yếu là các nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ hải sản, hàng gia súc gia cầm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơng nghệ thực phẩm, khống sản. Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu gồm thiết bị tồn bộ thiết bị lẻ, máy móc và phụ tùng, thiết bị phục vụ các ngành sản xuất, phương tiện vận tải như: máy kéo, ô tô, xe máy; nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành sản xuất như: thuốc lá, da, dệt, nhuộm, may mặc... các loại hoá chất phục vụ cho nhiều ngành sản xuất trong nước: phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu …

Nhìn chung, cơ cấu hàng hố trao đổi qua các khu kinh tế cửa khẩu chưa hợp lý, phần lớn xuất khẩu dưới dạng thô, tỷ lệ hàng chế biến chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của nước ta và các nước láng giềng, mặc dù vậy nhưng phần nào đã phản ánh đúng thực lực kinh tế trong giai đoạn hiện tại của đất nước. Nguồn hàng xuất khẩu qua biên giới thuộc khu

kinh tế cửa khẩu chủ yếu từ các địa phương khác và từ các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Hàng của các khu kinh tế cửa khẩu và các địa phương biên giới chiếm tỷ trọng còn rất thấp so với tổng kim ngạch trao đổi qua khu kinh tế cửa khẩu. Tuy khối lượng hàng hoá xuất khẩu qua các địa phương biên giới hàng năm có tăng lên nhưng tỷ trọng ngày càng giảm, do hàng hố trao đổi qua chính ngạch ở các khu kinh tế cửa khẩu ngày một giảm hơn so với trước.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w