Thực trạng hạ tầng kinh tế kỹ thuật các khu kinh tế cửa khẩu An Giang giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 59)

2006 - 2011

Qua 11 năm hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu (2001 - 2011), tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước vào khu kinh tế cửa khẩu khoảng 214 tỷ đồng (trong đó, vốn từ ngân sách trung ương khoảng 164 tỷ đồng). Tất cả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho khu kinh tế cửa khẩu các năm qua, chủ yếu để: đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng; đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu (khu thương mại Tịnh Biên và khu công nghiệp Xuân Tô),… như là vốn mồi để thu hút đầu tư và nhà nước cũng mới chỉ tập trung đầu tư từ năm 2007 đến nay (khi khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập và hoạt động theo quy chế riêng). Vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 134 tỷ, chiếm 63% tổng vốn đầu tư từ trước đến nay.

2.2.1. Thực trạng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật các khu kinh tế cửa khẩuAn Giang giai đoạn 2006 - 2011 An Giang giai đoạn 2006 - 2011

Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 265,83 km2, bao gồm cả 3 khu vực cửa khẩu: Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương.

Cùng với quy chế hoạt động này của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 1474/2007/QĐ-TTg ngày 07/11/2007 về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, có chức năng quản lý đầu tư, xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang theo quy chế hoạt động, quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Để chuẩn hóa, đưa các hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu trên cả nước vào một khuôn khổ pháp lý thống nhất, hoạt động cùng một cơ chế chính sách chung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008, quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2009 về việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh An Giang (trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh An Giang với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh An Giang).

Trong giai đoạn này từ năm 2001 đến 2007, nhà nước đã bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các cơng trình, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Vốn đầu tư trong giai đoạn này khoảng 87 tỷ đồng, bình quân khoảng 12 tỷ đồng/năm, hầu hết là từ vốn chương trình mục tiêu của Trung ương.

Trong điều kiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho các khu vực cửa khẩu tỉnh An Giang như đã nêu trên là quá ít, chủ yếu sử dụng vốn từ chương trình mục tiêu của Trung ương, chưa có bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, lại bố trí dàn trải cho cả 3 khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình nên bước đầu chỉ mới thực hiện các công tác đền bù, giải tỏa, thu hồi đất, san lắp và đầu tư xây dựng một phần kết cấu hạ tầng một số khu chức năng quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu: khu

Thương mại Tịnh Biên, khu công nghiệp Xuân Tô, khu Thương mại dịch vụ Vĩnh Xương. Chính vì vậy, giai đoạn này chưa thể xây dựng xong kết cấu hạ tầng nên chưa đưa vào sử dụng khai thác một khu chức năng cụ thể nào tại các khu vực cửa khẩu. Việc bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước như đã nêu trên, một mặt chưa thể hỗ trợ giúp cho các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu đi vào hoạt động nên khơng có khả năng để mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, mặt khác đã gây lãng phí vốn đầu tư của nhà nước. Đây cũng là bài học kinh nghiệm rất thực tế, cần phải được ghi nhận.

Song song với việc đầu tư xây dựng các khu chức năng như trên, tỉnh An Giang cũng đã tổ chức kêu gọi đầu tư vào các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu. Nhưng, qua triển khai các chính sách này thấy rằng: nội dung các chính sách ưu đãi đầu tư tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ chủ yếu ưu đãi về thuế (thu nhập doanh nghiệp, đất đai,…) cho doanh nghiệp, khơng có sự ưu đãi đặc thù, khác biệt giữa khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu với các vùng, địa bàn khác của tỉnh An Giang nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, rất khó thu hút đầu tư (trong điều kiện vốn từ ngân sách khơng đủ sức làm vốn mồi để hình thành cơ sở hạ tầng các khu chức năng và các khu vực cửa khẩu ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Và trên thực tế, giai đoạn này không thu hút được đầu tư vào các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

Kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang tại Quyết định số 65/2007/QĐ- TTg ngày 11/5/2007, hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư vào khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu có bước phát triển mới, chuyển biến nhanh chóng theo hướng tích cực, đặc biệt nổi bậc ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cơ hội cũng đã xuất hiện, lợi dụng chính sách đăng ký dự án đầu tư nhưng thật chất không phải để đầu từ mà đăng ký để tìm cách bán lại dự án để kiếm lời. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công,

đầu tư xây dựng hình thành các khu chức năng cũng như kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu.

Từ kết quả trên cho thấy, mặc dù tỉnh An Giang đã triển khai các chính sách, thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang từ năm 2001 theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng kết quả mang lại chưa như mong đợi: trong nhiều năm liền chưa xây dựng hoàn thành cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động một khu chức năng cụ thể nào và cũng chưa thu hút được các nhà đầu tư, đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trong khi Nhà nước đã bỏ vốn đầu tư vào khu vực này cũng khá lớn, gây lãng phí vốn đầu tư.

Trước những khó khăn như đã nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã nhận định: để phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tiếp tục đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu cần phải báo cáo Tỉnh ủy để tập trung vốn đầu tư và xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế, chính sách áp dụng riêng cho khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang với những ưu đãi đặc thù (ưu đãi hơn Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) cùng với mơ hình quản lý mới.

Trong tình cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất và Tỉnh ủy để ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 15 tháng 9 năm 2006 về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh đến năm 2010. Theo đó, Tỉnh ủy đã chỉ đạo “…Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư cịn nhiều khó khăn, cần ưu tiên tập trung đầu tư khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, khu có điều kiện phát huy trước. Trong đó, quan tâm đầu tư và đưa vào hoạt động Khu Thương mại - công nghiệp vào đầu năm 2007…” và “… Hoàn chỉnh Đề án và các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế tổ chức và chức năng hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh ngay trong năm 2006 để từ đó có cơ chế chính sách cơ bản, đặc thù cho khu kinh tế cửa khẩu tỉnh…”.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã xây dựng Đề án cụ thể trình thủ tướng Chính phủ. Căn cứ đề nghị của tỉnh An giang, ngày 11 tháng 5 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang với nhiều chính sách ưu đãi hơn so với Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế (đến 500.000 đồng/người/ngày) cho khách tham quan du lịch tại Khu Thương mại công nghiệp (khu phi thuế quan) thuộc khu vực cửa khẩu Tịnh Biên là một chính sách đặc biệt nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng, hấp dẫn các nhà đầu tư, giúp địa phương thu hút được đầu tư, hình thành và đưa vào hoạt động một số khu chức năng quan trọng. Đây cũng là một thực tế về hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư rất đáng ghi nhận.

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang, đồng thời triển khai thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Chỉ thị số 11- CT/TU ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Tỉnh ủy về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh đến năm 2010, tỉnh An Giang đã tập trung vốn đầu tư xây dựng, hình thành các khu chức năng đồng thời với việc đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh.

Vốn đầu tư cho giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, khoảng 95 tỷ đồng, bình quân khoảng 31 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 155% so với vốn bình quân/năm giai đoạn trước và vốn đầu tư bao gồm cả vốn chương trình mục tiêu của Trung ương và ngân sách địa phương.

Trong giai đoạn này, tỉnh An Giang khơng bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước dàn trải cho cả 3 khu vực cửa khẩu như giai đoạn trước

mà chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào khu vực cửa khẩu Tịnh Biên (chiếm gần 60%/tổng vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu của giai đoạn này). Bên cạnh vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh An Giang đã tập trung ưu tiên bố trí vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương (chiếm 55% tổng vốn đầu tư của khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn này) để đủ sức, nhanh chóng hồn thành cơ sở hạ tầng một số khu chức năng, tạo điều kiện để kêu gọi, thu hút đầu tư. Trong thời gian ngắn, sau hơn một năm thực hiện các khu chức năng đã được đầu tư xây dựng, bước đầu đã hoàn thành cơ sở hạ tầng và đưa vào sử dụng (Khu Thương mại Tịnh Biên và Khu công nghiệp Xuân Tô - đều là các khu phi thuế quan), tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang cũng đã phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các mở các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu. Trên thực tế, khi điều kiện cơ sở hạ tầng đã thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư tốt cùng với cơ chế phối hợp quản lý theo quy trình một cửa đã triển khai tại Ban Quản lý Khu kinh tế (là cơ quan quản lý nhà nước) các doanh nghiệp đã nhanh chóng đăng ký và thực hiện việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên mặt bằng đã có cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một thực tế tốt về bố trí vốn đầu tư và kêu gọi đầu tư rất đáng ghi nhận.

* Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên:

Diện tích tự nhiên khoảng 9.255 ha, bao gồm Thị trấn Tịnh Biên, Thị trấn Nhà Bàng và các xã: An Nông, An Phú, Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên phía Tây giáp biên giới Campuchia, phía Nam giáp các xã Lê Trì huyện Tri Tơn, phía Đơng Bắc giáp thị xã Châu Đốc, phía Đơng giáp xã Thới Sơn, An Cư huyện Tịnh Biên.

* Quy mô dân số:

- Dự kiến đến năm 2020: khoảng 160.000 người, trong đó dân số đơ thị khoảng 50.000 người;

- Dự kiến đến năm 2030: khoảng 180.000 người, trong đó dân số đơ thị khoảng 80.000 người.

* Quy mô đất đai:

- Dự kiến đến năm 2020 khoảng 3.200 ha, trong đó đất xây dựng đơ thị khoảng 750 - 1.000 ha.

- Dự kiến đến năm 2030 khoảng 4.500 ha, trong đó đất xây dựng đơ thị khoảng 1.200 - 1.600 ha.

Cửa khẩu Tịnh Biên đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động một số dự án thuộc khu trung tâm cửa khẩu như:

- Cơ sở hạ tầng Khu Thương mại Tịnh Biên (10,65 ha, là khu phi thuế quan): Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2009. Nhà nước bỏ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để bồi hồn, giải phóng, san lắp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và cho các doanh nghiệp thuê đất để kinh doanh. Và đã có 06 nhà đầu tư thuê hết diện tích đất để xây dựng siêu thị, gian hàng, kho tàng tự kinh doanh hoặc cho các doanh nghiệp khác thuê lại để kinh doanh và hiện có khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thường xuyên tại đây.

- Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Xuân Tô (57, 4 ha, là khu phi thuế quan): Hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2009. Đến nay đã thu hút được 04 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư là 212 tỷ đồng (đã đầu tư 7 tỷ đồng), diện tích thuê đất là 11 ha (lắp đầy 34%). Trong đó, 02 doanh nghiệp đã xây dựng xong một phần cơ sở vật chất, nhà xưởng nhưng do khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ,… chưa thể hoạt động; 02 doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư sản xuất các ngành hàng như chế biến dầu gội, sữa tắm, thiết bị điện năng lượng mặt trời.

- Trạm quản lý xuất nhập cảnh (586m2): Đã hồn thành và bàn giao cho Cơng an tỉnh quản lý và sử dụng.

- Hệ thống quản lý mạng hải quan khu thương mại Tịnh Biên: đã hoàn thành và đưa vào sử dụng để phục vụ cho hoạt động của Khu thương mại.

- Cơ sở hạ tầng của khu tái định cư 39 nền: đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ tái định cư cho khu vực cửa khẩu Tịnh Biên từ năm 2009.

- Bãi tập kết và trung chuyển hàng hóa Tịnh Biên: đã bồi thường 32/34 hộ với tổng số tiền đền bù là 9,2 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp đang điều chỉnh dự án theo quy hoạch chi tiết mở rộng Khu Thương mại - Dịch vụ và Vui chơi giải trí Tịnh Biên mới được phê duyệt.

Khu Thương mại Tịnh Biên (khu phi thuế quan), diện tích khoảng 16 ha (tính ln phần diện tích của khu dịch vụ bãi xe khoảng 6 ha), vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước khoảng trên 35 tỷ đồng. Sau một thời gian ngắn tập trung nguồn lực, tổ chức thi cơng (hơn một năm) đã sớm hồn thành hạ tầng kỹ thuật và nhanh chóng phát huy hiệu quả, 06 nhà đầu tư cấp I đã thuê hết diện tích đất của Khu Thương mại Tịnh Biên để xây dựng siêu thị, cửa hàng, kho hàng, dịch vụ kho bãi,… với vốn đầu tư đăng ký trên 250 tỷ đồng và đã chính thức đưa vào hoạt động đầu năm 2009 đến nay. Khu công

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w