Mở rộng hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 84)

- Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với Campuchia, để tạo mối quan hệ thân thiện cũng như tăng cường phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả hệ thống cửa khẩu. Đồng thời, vừa mở rộng quan hệ đối ngoại với các tỉnh khác của Campuchia, các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông, khối ASEAN và các quốc gia khác trên thế giới; vừa mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều địa phương khác trong cả nước nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu KTCK An Giang.

- Tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi, nhanh, gọn và có lợi cho đơi bên. Đồng thời, nghiên cứu việc đề xuất xây dựng, ban hành một số chính sách ưu đãi riêng đối với các hoạt động đầu tư tại khu KTCK cho phù hợp với đặc điểm lịch sử, tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của An Giang.

- Phát triển thương mại - dịch vụ gắn với việc phát triển các trung tâm thương mại - dịch vụ quốc tế của khu KTCK, với các chợ trung tâm, chợ biên giới, các cửa hàng dịch vụ, nhà hàng. Từng bước phát huy và tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động các chợ trung tâm, chợ đường biên, trung tâm xã với các cụm, tuyến dân cư biên giới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới hai nước trao đổi, bn bán hàng hố.

Trong phương thức buôn bán với nước láng giềng, trước nhất là với Campuchia, cần tận dụng phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, nhưng phải quản lý chặt chẽ theo quy định pháp luật trong nước và phù hợp với truyền thống, tập quán giữa hai nước, đồng thời cần đưa ra những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng các phương thức này để thực hiện các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái phép và bn lậu.

Xây dựng chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu có nhiều lợi thế, tính ổn định lâu dài và có khả năng cạnh tranh cao cả về khối lượng và chất lượng. Cần chú trọng mở rộng đa dạng các danh mục, chủng loại hàng hoá theo hướng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.

Điểm đặc biệt cần lưu ý trong hoạt động xuất nhập khẩu là phải tuân thủ các chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Nhà nước về nhập khẩu như: Các thiết bị tiên tiến có tính chất đồng bộ, kỹ thuật - cơng nghệ cao và hiện đại, tránh nhập khẩu những thiết bị lạc hậu; nhập khẩu những nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất, hạn chế nhập hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, hàng kém chất lượng; đẩy mạnh nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu trọng yếu của tỉnh; sớm hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian làm các thủ tục nhằm tạo mơi trường thơng thống thuận lợi để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia; mở rộng giao lưu buôn bán với các bạn hàng thơng qua các hình thức như: hội chợ, triển lãm, cải thiện môi trường pháp lý, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, kết hợp việc tăng cường trao đổi thông tin với Campuchia thơng qua các hình thức: tham quan, hội đàm, trao đổi, thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư - thương mại trực thuộc UBND tỉnh.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ:

Trong các lĩnh vực thương mại cần đẩy mạnh xuất khẩu những ngành hàng có năng lực cạnh tranh cao như hiện nay ở thị trường trong nước và Campuchia như chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, hoa quả, những

mặt hàng tiêu dùng hàng ngày ở nông thôn, như: vật liệu xây dựng, hàng dệt may, hàng nhựa, tân dược,…ít bị tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế cần được chú ý phát triển mạnh, từng bước mở rộng danh mục, chủng loại hàng hóa và từng bước mở rộng thị trường theo hướng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và trung bình. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp và tập trung ưu tiên phát triển mạnh hơn nữa loại hình: dịch vụ du lịch, dịch vụ hải quan, dịch vụ vận tải, dịch vụ kỹ thuật (phục vụ sản xuất nơng nghiệp), dịch vụ bưu chính - viễn thơng, tài chính, ngân hàng ... Chú trọng, củng cố nâng cao chất lượng các hệ thống trên cơ sở đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với khu KTCK.

- Hoạt động du lịch:

Phát triển, liên kết và phối hợp với cụm du lịch của tỉnh với các trung tâm du lịch với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước, nước bạn Campuchia ... để khai thác hợp lý các loại hình du lịch. Bên cạnh đó, cần triển khai nâng cấp và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng về: giao thông, vận chuyển, điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống khách sạn, nhà hàng, đội ngũ nhân viên phục vụ, các cơ sở vui chơi giải trí, phát triển các loại hình nghệ thuật của các dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer, dịch vụ mùa nước nổi, duy tu và tơn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh … nhằm từng bước nâng cao chất lượng lẫn nội dung phục vụ khách du lịch, kết hợp với công tác tuyên truyền và quảng bá các ngành nghề truyền thống của tỉnh gắn với du lịch.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 84)

w