Một số kiến nghị và giải pháp của tỉnh

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 92)

Để tiếp tục phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An giang, tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương một số vấn đề chủ yếu sau:

- Thủ tướng Chính phủ sớm có quyết định cho phép các khu kinh tế cửa khẩu tiếp tục thực hiện ổn định lâu dài chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan, du lịch tại khu phi thuế quan (hiện tại giá trị miễn thuế đến 500.000 đồng/người/ngày). Điều này, một mặt thể hiện sự cam kết giữa Chính phủ với các nhà đầu tư đã bỏ tiền thực hiện đầu tư theo chính sách của Chính phủ, mặt khác cũng giúp các địa phương tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới để các nhà đầu tư an tâm, tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép hai khu vực cửa khẩu cịn lại của tỉnh An Giang là Vĩnh Xương và Khánh Bình được áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch tại khu phi thuế quan như khu vực cửa khẩu Tịnh Biên (hiện tại

giá trị miễn thuế đến 500.000 đồng/người/ngày) để tạo điều kiện kêu gọi đầu tư, phát triển đồng bộ khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

Trường hợp nếu không tiếp tục thực hiện đại trà và mở rộng cho tất cả các khu kinh tế cửa khẩu trên phạm vi cả nước thì cho phép những tỉnh nào đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động khu phi thuế quan, bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì vẫn tiếp tục cho thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế như trước đây nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đã đầu tư theo chính sách của Chính phủ.

- Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng mức giá trị miễn thuế lên 2.000.000 đồng/người/ngày, do giá trị miễn thuế cho khách tham quan du lịch đến khu phi thuế quan mua hàng hiện tại là 500.000 đồng/người/ngày, theo thời gian, đồng tiền mất giá, giá trị miễn thuế hiện khơng cịn thích hợp nữa.

- Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương sớm triển khai thi công hệ thống đường giao thông từ nội địa ra các khu vực cửa khẩu biên giới (quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Tịnh Biên, tỉnh lộ 956 Châu Đốc - Khánh Bình, cầu Tân An, cầu Châu Đốc - Tân Châu, cầu biên giới Long Bình....) để tạo điều kiện thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế biên giới.

- Đề nghị Chính phủ xem xét, ưu tiên bố trí đủ vốn đầu tư (ít nhất 100 tỷ đồng/năm) từ nguồn ngân sách trung ương cho các khu kinh tế cửa khẩu được xác định là khu kinh tế trọng điểm của quốc gia (Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020” có nêu) để các khu kinh tế này có điều kiện nhanh chóng xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng các khu chức năng, qua đó kêu gọi đầu tư, phát triển các khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng và khu vực.

- Đề nghị sửa đổi quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp: bất kỳ dự án đầu tư nào vào khu

kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp (kể cả mới và mở rộng) đều được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức tối đa như Khoản 3 Điều 16 Nghị định 29, không lệ thuộc vào việc phải thành lập pháp nhân mới gắn liền với dự án mới được hưởng ưu đãi này như hiện nay (doanh nghiệp cũ, ...cũng được hưởng ưu đãi này).

- Đề nghị Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, trong đó có chỉnh sửa, bổ sung thị xã Tân Châu (thay huyện Tân Châu) nằm trong danh mục địa bàn có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phù hợp với nội dung ưu đãi đầu tư tại Khoản 3, Điều 16 của Nghị định 29 và phù hợp với Quyết định 169/QĐ-TTG ngày 28/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang đến năm 2030 (đã điều chỉnh huyện Tân Châu thành thị xã Tân Châu).

KẾT LUẬN

Cùng với q trình phát triển khơng gian kinh tế biển ở phía Đơng, việc ưu tiên phát triển khơng gian kinh tế cửa khẩu phía Tây cũng là chiến lược phát triển kinh tế xã hội mang tính đột phá và cũng phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của thực thể kinh tế Việt Nam. Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội của đất nước tất yếu phải tính đến khơng gian kinh tế cửa khẩu vì đây là một trong các cửa ngõ thơng thương ra bên ngồi. Điều này càng phù hợp hơn trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Từ thực trạng quá trình hình thành, phát triển và đi vào hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu An Giang từ năm 2006 - 2011, luận văn đã đi sâu phân tích, làm rõ những kết quả đạt được và những mặt cịn hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số quan điểm cơ bản, phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu An Giang, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong thời gian tới như:

1- Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của khu KTCK; khai thác hợp lý những lợi thế về tự nhiên vị trí địa lý; đưa ra cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, công nghệ, kỹ thuật từ bên ngoài; quan tâm chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho khu KTCK. Từ đó thúc đẩy kinh tế tỉnh An Giang ngày càng phát triển, trở thành vùng kinh tế động lực tác động mạnh đến các vùng khác cùng phát triển.

2- Thơng qua việc khái qt lại q trình phát triển của khu KTCK An Giang từ năm 2006 đến nay, luận văn đã đi sâu phân tích tác động của khu KTCK An Giang đối với kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là những tác động đến lĩnh vực thương mại, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, q trình đơ thị hóa, tăng mức sống dân cư, giáo dục, y tế. Những tác động của khu KTCK An Giang đến kinh tế - xã hội của tỉnh được phản ánh rất cụ thể

qua số liệu thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế mà khu KTCK An Giang tác động đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cần phải khắc phục. Để khai thác tốt hơn nữa hiệu quả của mơ hình kinh tế này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, đất nước nói chung.

3- Khu kinh tế cửa khẩu An Giang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Chính vì vậy, việc tăng cường giao thương kinh tế qua các cửa khẩu quốc tế giữa tỉnh An Giang với nước bạn Campuchia đã thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển; đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân vùng biên. Bên cạnh đó, sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu làm kéo theo sự hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới; phát triển kết cấu hạ tầng: đường giao thơng, bưu chính - viễn thơng, chợ và các loại hình dịch vụ khác. Đây là biểu hiện sinh động trong việc thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân vùng biên, mở rộng tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa; đẩy lùi các tệ nạn xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.

4- Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thực trạng hoạt động, đặc biệt là sự tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK An Giang, những vấn đề rút ra, luận văn đưa ra một số quan điểm cơ bản, phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của mơ hình khu KTCK, phát huy những tác động tích cực của nó tới việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh An Giang trong tương lai.

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển đã nẩy sinh các vấn đề cần sự quan tâm hơn nữa, bởi lẽ các vấn đề đó đã, đang và sẽ tác động đến không chỉ ở vùng biên giới mà cịn ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời cơ và khó

khăn chỉ cách nhau bởi các chiến lược phát triển khôn khéo và quá trình quản lý linh hoạt hiệu quả.

Cửa khẩu là mặt nổi của tảng băng chìm bao gồm tồn bộ nền kinh tế hậu phương phía sau, kinh tế nội địa phát triển mạnh sẽ tạo đà tiến cho kinh tế cửa khẩu phát triển. Đồng thời, khu kinh tế cửa khẩu tạo bước phát triển đột phá quan trọng cho các luồng hàng hố, dịch vụ, vốn, thơng tin,… từ nội địa ra bên ngoài, chiếm lĩnh các thị trường lân cận. Tất nhiên, sự phát triển đó phải dựa trên sự nghiệp hồ bình và thịnh vượng của các nước láng giềng với Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung.

Đây nội dung vừa mới và khó nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp để tác giả luận văn tiếp thu và hồn thiện hơn trong q trình nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 92)

w