Phương hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 77)

- Tập trung phát triển nhanh thương mại - dịch vụ, dựa vào 3 khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch trên cơ sở: khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với việc các đẩy nhanh và đa dạng hố các loại hình dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hoá trong nước sang thị trường Campuchia và các nước Đông Nam Á. Tiếp nhận và trao đổi xuất, nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cần thiết phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng và sản xuất.

- Thúc đẩy xây dựng nhanh các trục đô thị mới dọc biên giới, kết hợp với sắp xếp, bố trí dân cư; trong đó sớm phát triển các khu đơ thị, các loại hình dịch vụ trọng điểm ở Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Long Bình. Đồng thời, xúc tiến việc chỉnh trang kiến thiết xây dựng 2 thị xã: Châu Đốc và Tân Châu thành đô thị hậu cần chuyên về du lịch, cung cấp dịch vụ mua sắp và thương cảng của tiêu vùng sông Mê Kông.

- Đẩy nhanh tiến độ hồn thành và đưa vào sử dụng các khu cơng nghiệp Xuân Tô, cụm công nghiệp An Phú và Vĩnh Xương, nhằm phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia cơng, tái chế và lắp ráp, cơ khí sửa chữa...

- Chủ động tổ chức triển khai phát triển các ngành kinh tế dịch vụ hỗ trợ trong khi phía Campuchia chưa có khả năng và điều kiện đầu tư như: tuyến vận chuyển hành khách và hàng hoá, bảo hiểm, thánh toán quốc tế, dịch y tế khám, chữa bệnh, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn...

- Liên kết hợp tác mở các tuyến du lịch Việt Nam - Campuchia kết hợp với hình thành và phát triển trục kinh tế dịch vụ dọc theo các tuyến giao thông nối liền cửa khẩu vào nội địa An Giang và ngược lại.

- Phát triển kinh tế theo hướng mở, tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo ổn định an ninh - chính trị và trật tự xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở khu vực cửa khẩu và đồng thời tăng cường công tác đẩy lùi các tệ nạn xã hội, buôn lậu qua biên giới...

Để thực hiện tốt những phương hướng trên trong thời gian tới cần quan tâm các quan điểm cơ bản sau đây về phát triển khu khu kinh tế cửa khẩu.

- Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu bền vững và gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa Việt Nam với Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu kinh tế cửa khẩu;

- Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể với định hướng phát triển của quốc gia;

- Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính tốn đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các bên tham gia đều được hưởng lợi ích từ kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu;

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với nâng cao phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch các cơng trình hạ tầng xã hội: trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...;

- Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu cần phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 77)

w