Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 34)

khu kinh tế cửa khẩu

Trong thời gian gần đây, tuy bộ mặt các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều thay đổi lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng phát triển. Dù được áp dụng các chính sách, cơ chế ưu đãi của Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, thế nhưng về cơ bản, cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về quy mô chất lượng các cơng trình, hạ tầng kĩ thuật. Mạng lưới đường giao thơng cịn thưa, nhiều tuyến chỉ có duy nhất một tuyến “độc đạo’, chất lượng mặt đường chưa đạt yêu cầu, các tiêu chuẩn biển báo, đèn tín hiệu thiếu hoặc khơng theo quy định; hệ thống đường thuỷ kém phát triển, các phương tiện đường thuỷ lớn không lưu thông được ở các nhánh sơng do bồi lắng. Thêm vào đó, các tuyến đường độc đạo này luôn phải đối diện với nguy cơ “tắc nghẽn” bất cứ lúc nào do hệ thống cầu chưa được “bê tơng hố’, lũ lụt luôn đe dọa sạt lỡ ngăn cản q trình vận chuyển hàng hố và hành khách. Chính vì sự thiếu và yếu đó đã gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ về người và của; lợi ích kinh tế bị thiệt đã đành nhưng đằng sau đó đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp với các đối tác.

Đầu tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc ln đóng vai trị quyết định đến chất lượng và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm cơng nghiệp làm ra. Bên cạnh đó, các cửa khẩu chính là nơi tập trung cao sự cạnh tranh thể hiện rõ nhất vì đây là khu vực giải quyết vấn đề đầu ra trong quy trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ. Mức độ cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt hơn trên phạm vi nhóm, ngành sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự chuyển giao công nghệ ln mang tính chất quốc tế hóa ngày càng cao và đang bùng nổ tại các nước trong khu vực.

Trên phạm vi quốc gia, sự chuyển giao công nghệ này cũng thể hiện khá rõ nét, một thực tế đang diễn ra hiện nay tại các cửa khẩu là sự tiếp nhận

công nghệ được chuyển giao từ nội địa ra. Trong q trình tổ chức khơng gian cơng nghiệp tại các đơ thị đang tiến hành trên diện rộng, một bộ phận không nhỏ các nhà máy phải di dời ra các khu vực khác vì gây tác động đến sự ơ nhiễm (tiếng ồn, chất thải…) và hiện nay ở nước ta các khu cơng nghiệp mới hình thành tại các cửa khẩu chính là nơi tiếp nhận các cơng nghệ này.

Hiện nay, chưa có số liệu chính thức về trình độ cơng nghệ của các nhà máy, phân xưởng công nghiệp hiện đang hoạt động nhưng theo kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, đa phần các thiết bị, dây chuyền máy móc ở các khu công nghiệp, khu sản xuất tại các cửa khẩu ở nước ta thường đạt ở mức trình độ trung bình và rất lạc hậu. Kết quả là, một khi các dây chuyền này đi vào sản xuất thì quy mơ và lượng khí thải sẽ thải ra rất lớn, gây tác hại không nhỏ đến môi trường tự nhiên và sức khoẻ người dân xung quanh các địa phương có các khu có nhà máy này hoạt động.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w