Hoạt động thương mại xuất, nhập khẩu và dịch vụ hỗ trợ xuất, nhập khẩu qua biên giớ

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)

xuất, nhập khẩu qua biên giới

- Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, kim ngạch xuất nhập khẩu qua lại biên giới giữa Việt Nam và Campuchia qua các cặp cửa khẩu An Giang tăng liên tục trong 5 năm qua (trừ năm 2009, năm xảy ra khủng hoảng tài chính trên thế giới), bình qn tăng 25%/năm, đạt gần 950 triệu USD vào năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu An Giang chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 tỉnh có biên giới giáp Campuchia. Với kết quả này cho thấy các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu rất lớn nếu biết tận dụng tốt các cơ hội thu hút đầu tư vào đây.

Các mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu An Giang chủ yếu là: sắt thép, gạch ngói, bách hóa, mì gói, bột giặt, hàng nơng sản, xăng dầu, phân bón, đồ

nhựa gia dụng, đồ điện gia dụng, lốp ô tô do Việt Nam sản xuất và nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước chưa đáp ứng được hoặc giá rẻ như gỗ, cát, phế liệu, thiết bị phụ tùng máy móc do các nước khác nhập vào Campuchia.

- Chính sách thuế quan

Theo nhận định từ phía các doanh nghiệp, chính sách thuế quan hiện nay cũng cịn rất nhiều bất cập. Biểu thuế, các dòng sản phẩm, khung thuế vẫn chưa thống nhất và đồng bộ theo hướng khuyến khích có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khung thuế nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều mặt hàng còn cao dẫn đến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh khi bán ra thị trường quốc tế. Đồng thời, biểu thuế, khung thuế còn cứng nhắc, chưa linh hoạt cũng như chưa theo kịp thực tế gây ra nhiều vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong q trình khai báo thuế. Bên cạnh đó, thủ tục khai báo thuế tại các cửa khẩu còn nhiều nhiêu khê khá phức tạp, chưa thật sự tạo ra được sự thơng thống và phải qua nhiều khâu kiểm tra giữa hai phía trong q trình xuất hoặc nhập khẩu.

- Tổ chức quản lí

Trong hoạt động kinh tế cửa khẩu, các cấp lãnh đạo chưa có sự thống nhất chung với nhau, giữa trung ương và địa phương còn chồng chéo nhau trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Ngay cả cơ quan chủ quản cấp cao nhất là Bộ Thương mại vẫn đang còn nợ các văn bản hướng dẫn hoạt động về chợ biên giới, chợ trong cửa khẩu…Một vấn đề gây áp lực khơng nhỏ trong cơng tác tổ chức quản lí các hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu là sự lạc điệu trong quản lí điều hành giữa các cơ quan chức năng hai nước. Chính sự bất cập đó đã tạo điều kiện cho các mặt hàng, ngành hàng siêu lợi nhuận theo chân cửu vạn tràn ngập thị trường trong nước. Nhiều kho hàng đầy ắp bên kia biên giới ngày đêm chờ sự thiếu cảnh giác của các ngành quan chức

năng sẽ thẩm lậu vào Việt Nam qua các đường mịn biên giới, sau đó được lưu chuyển, phân phối vào nội địa và tiêu thụ trên khắp đất nước.

- Dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu (hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu)

Khơng chỉ tại các cửa khẩu có quy mơ nhỏ mà ngay cả các cửa khẩu mang tầm cỡ quốc tế, các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng họ gặp rất nhiều khó khăn tại các cửa khẩu vì khơng có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu mà đáng lí ra đã có từ lâu. Chẳng hạn như, hiện nay chúng ta chưa xây dựng được hệ thống ngân hàng đứng ra bảo chứng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập hàng qua đường chính ngạch nên một số doanh nghiệp đành chọn con đường tiểu ngạch vừa mất thời gian vừa chi phí cao mà lại khơng an tồn, điều này đã làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực.

- Nguồn nhân lực

Có thể nói, nguồn nhân lực là khâu rất trọng yếu và cũng là nhân tố quyết định nhất trong quá trình phát triển kinh tế cửa khẩu, thế nên đây lại là khâu cần phải khắc phục nhất hiện nay. Nguồn nhân lực tại các cửa khẩu nước ta tuy dồi dào về số lượng nhưng về chất lượng trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp. Đại bộ phận là lao động thủ cơng, năng suất lao động và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, thiếu các hình thức sản xuất có tính chất công nghiệp, phục vụ xuất nhập khẩu qua biên giới. Do đó, trong thời gia tới cần xây dựng và đưa ra những giải pháp cấp bách để từng bước nâng cao tay nghề, mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hút lao động và nâng cao chất lượng lao động tại các khu cơng nghiệp trên tồn địa bàn biên giới.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w