Hoạt động thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 64)

An Giang nhận thấy rằng, kể từ khi Chính phủ có Nghị định 29/2008/NĐ-CP, các chính sách ưu đãi đầu tư khu kinh tế cửa khẩu khá nhất quán và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nhiều nội dung ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, giao đất, thuế thu nhập doanh nghiệp... mặc dù đã được ưu đãi ở mức cao nhất (áp dụng cho vùng đặc biệt khó khăn), nhưng thực tế chứng minh các chính sách này khơng thực sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu (nơi thường có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

Thực tiễn cho thấy, ở các khu vực cửa khẩu nếu khơng có các chính sách đặc thù (như chính sách bán hàng miễn thuế cho khác tham quan du lịch tại khu

phi thuế quan), thì rất khó thu hút đầu tư để phát triển kinh tế cửa khẩu. Dẫn chứng điều này tại An Giang thấy rõ: khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang gồm 3 khu vực cửa khẩu là Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương, nhưng chỉ có khu cửa khẩu Tịnh Biên được chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch đến mua sắm tại khu kinh tế cửa khẩu thương mại Tịnh Biên. Hai khu vực cửa khẩu cịn lại cũng có đủ các chính sách ưu đãi đầu tư (miễn giảm tiền thuê đất, giao đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,...) như khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, nhưng do khơng có chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch đến mua sắm tại khu phi thuế quan nên khó có thể thu hút được đầu tư.

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới An Giang đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng gần 3,65 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp đạt trên 1,82 tỷ USD (xuất khẩu trực tiếp chiếm gần 91%).

Tính từ đầu năm 2009 đến cuối tháng 8/2011: doanh thu khu thương mại Tịnh Biên đạt khoảng 2.741 tỷ đồng với khoảng 3,7 triệu lượt người đến tham quan mua sắm; kim ngạch xuất khẩu từ khu thương mại Tịnh Biên sang Campuchia đạt 15,60 triệu USD, nộp ngân sách các loại thuế 3,66 tỷ đồng.

Khu thương mại Tịnh Biên hiện là điểm đến, trao đổi, quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia, thúc đẩy xuất khẩu hàng hố qua biên giới; góp phần khai thác được lợi thế của các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, thu hút được khách hàng trong nước và khách hàng Campuchia đến mua sắm, làm cho thương mại, dịch vụ, du lịch khu vực cửa khẩu biên giới phát triển.

Riêng năm 2011 tổng giá trị xuất nhập khẩu lên đến 1,4 tỷ USD, An Giang tiếp tục khẳng định là địa phương đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 tỉnh có biên giới tiếp giáp Campuchia, chiếm trên 1/3 giá trị trao đổi ngoại thương giữa Việt Nam - Campuchia, chiếm trên 50% giá trị xuất nhập khẩu

biên mậu của các tỉnh biên giới và trên 70% lượng hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Campuchia.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu: theo thống kê của Cục Hải quan An Giang, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia qua các cửa khẩu của tỉnh An Giang gia tăng hàng năm và đã tăng mạnh từ năm 2007 đến nay (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh An Giang

ĐVT: triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK

2006 522 17 539 2007 699 37 736 2008 1.352,2 76,3 1.428,5 2009 635,2 120,2 755,4 2010 803 82 885 2011 947 90 1.037

Nguồn: Cục Hải quan An Giang.

Qua số liệu Bảng 2.2 cho thấy hoạt động thương mại ở các khu kinh tế cửa khẩu An Giang chủ yếu là xuất siêu (xuất lớn hơn nhập), trong đó năm 2008 có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên xuất, nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu An Giang giảm. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011 kim ngạch xuất, nhập khẩu đã khả quan hơn và tiếp tục tăng. Các mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu chủ yếu sang thị trường Camphuchia là: gạo, thủy hải sản đông lạnh, quần áo, năng lượng điện, sắt thép, phân bón, vật liệu xây dựng, bột mì... nhập khẩu từ Campuchia các mặt hàng như: gỗ, nguyên liệu may gia công, phế liệu kim loại và các phụ tùng máy móc...

- Hệ thống chợ, trung tâm thương mại biên giới được quan tâm đầu tư đúng mức. Tồn tỉnh hiện có 26 chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa

khẩu. Trong đó, chợ Tịnh Biên và chợ Long Bình (huyện An Phú) có doanh số bán hàng bình quân trên 330 tỷ đồng/năm (tăng 20% - 25% so giai đoạn 2001-2005). Nhờ chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế nên chỉ qua 03 năm hoạt động 2009 - 2011, khu thương mại miễn thuế Tịnh Biên đã phát huy hiệu quả tích cực của nó, doanh số bán hàng đạt trên 3.000 tỷ đồng (năm 2011 đạt 1.200 tỷ đồng), thu hút trên 4,2 triệu lượt khách đến tham quan, mua sắm; giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động, thúc đẩy phát triển nhanh các loại hình dịch vụ đi kèm như: vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, ăn uống, nhà trọ,...cụ thể:

Tại các khu vực cửa khẩu, chợ biên giới An Phú, khơng khí mua bán cũng sơi động khơng kém. Ở chợ Long Bình những ngày cuối năm, khách từ các nơi đổ về mua sắm khá nhộn nhịp. Hàng hoá bày bán ở các chợ rất phong phú như giày dép, mỹ phẩm, quần áo may sẵn, vải, đồ điện máy, thực phẩm công nghiệp, hàng đặc sản địa phương... Trong đó, hàng hóa Việt Nam chiếm ưu thế khoảng 50%, còn lại 30% hàng Thái, 10% hàng Trung Quốc và một số nước khác. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện, doanh số kinh doanh ở các chợ tăng bình quân từ 10 - 30%/năm.

An Phú là huyện đầu nguồn, tiếp giáp biên giới Campuchia và thị xã Châu Đốc nên có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển kinh tế. Cùng với các cửa khẩu là tuyến biên giới dài hàng chục cây số và mạng lưới trung tâm thương mại, hệ thống chợ đã góp phần khai thác kinh tế biên mậu ngày một hiệu quả. Trong những năm qua, tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới của huyện An Phú khơng ngừng tăng trưởng tốt, bình qn mỗi năm tăng trên 25%, trong đó năm 2010 tăng 60%.

Huyện An Phú hiện có 2 cửa khẩu chính là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đơng, 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. Cùng với việc tăng cường đầu tư mạng lưới chợ biên giới làm cho giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu liên tục tăng. Cụ thể,

năm 2006 là 102 triệu USD, năm 2007 là 149,5 triệu USD, đến năm 2010 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006 tương đương 250 triệu USD. Năm 2011, tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới năm đạt 350 triệu USD, tăng 40 % so với năm 2010.

Riêng đặc điểm của Châu Đốc là một thị xã biên giới nhưng chưa có cửa khẩu biên giới mặc dù Châu Đốc là nơi trung chuyển hàng hoá qua lại với Vương quốc Campuchia chủ yếu là các mặt hàng: công nghệ thực phẩm, trái cây, vật liệu xây dựng của Việt Nam từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận được chuyển về tập kết tại Châu Đốc để chuyển sang Campuchia và ngược lại hàng hố nơng sản, thuỷ sản từ Campuchia được chuyển về Châu Đốc để phân phối về các tỉnh lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói Châu Đốc là trung tâm trung chuyển hàng hóa của tỉnh An Giang qua Campuchia và ngược lại. Hằng năm, Châu Đốc là nơi tiếp nhận có trên 50.000 lượng du khách nước ngồi và trong nước đến tham quan Châu Đốc đi Campuchia và ngược lại.

Bên cạnh đó, Châu Đốc có xã Vĩnh Ngươn là xã biên giới, có tuyến biên giới tiếp giáp huyện Brâychusa, Vương quốc Campuchia chiều dài 9 km, diện tích đất tự nhiên 946 ha với 7.596 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người 9 triệu đồng/năm. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nơng, sản xuất lúa 2 vụ/năm (636,5ha), mua bán nhỏ lẻ và làm thuê. Hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, hệ thống giao thông được mở rộng láng nhựa đến trung tâm hành chính xã. Tuy nhiên hệ thống giao thông đến vương quốc Campuchia chưa được nâng cấp, ảnh hưởng nhiều đến phát triển thương mại, dịch vụ cũng như phát triển của địa phương. Xã có vị trí địa lý thuận lợi đối diện gò Tà Mâu, đây là nơi tập trung mua bán hàng hoá lớn với Vương quốc Campuchia. Hằng ngày, trung bình có trên 150 lượng khách du lịch đến tham quan và mua sắm các mặt hàng mỹ phẩm, điện tử và nông ngư cơ…. Đồng thời, Xã cũng là đầu mối trung tâm thu hút lượng lớn

dân cư phía Campuchia đến thị xã Châu Đốc mua sắm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và sử dụng các dịch vụ phục vụ đời sống như khám, chữa bệnh, du lịch… Do đó quy hoạch chợ biên giới trên địa bàn xã là cần thiết nhằm khai thác tiềm năng biên giới, phát triển thương mại, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, giúp cho công tác quản lý người qua lại vùng biên được thêm chặt chẽ và an ninh trật tự biên giới cũng được đảm bảo hơn.

- Để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư, tỉnh thường xuyên phối hợp với các tỉnh trong nước và Campuchia tổ chức các kỳ hội chợ đường biên nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi giao thương, đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Campuchia, đến năm 2009 được Bộ Công thương đưa vào chuỗi hội chợ thuộc chương trình xúc tiến quốc gia và nâng lên thành Hội chợ Thương mại - Du lịch và Đầu tư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang bước đầu đã hình thành mối gắn kết với Hội người Việt Nam tại Thủ đô Phnôm Pênh, Hiệp hội thương mại tỉnh Tà Keo thông qua việc đầu tư Trung tâm thương mại hàng Việt tại tỉnh Tà Keo, kết hợp ưu tiên đưa hàng Việt vào các siêu thị, trung tâm thương mại tại Campuchia.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu ở tỉnh an giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w