Các quy định về sự tham gia của người dân áp dụng riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

với thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, là trung tâm của các hoạt động văn hóa, giáo dục quan trọng của khu vực phía Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố khoảng 7.382.287 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký tạm trú thì dân số thực tế của Thành phố có thể vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước [68]. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thơng, thể thao, giải trí, thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trị quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một thành phố lớn như: vấn đề việc làm, vấn đề tệ nạn xã hội, vấn đề giao thông, vấn đề ô nhiễm môi trường…

Trong những năm qua để từng bước tháo gỡ những khó khăn đang đặt ra đối với sự phát triển, chính quyền thành phố đã đưa ra những chính sách

nhằm cải thiện tình hình. Trong đó có các chương trình thuộc chính sách giảm nghèo; một chính sách có liên quan mật thiết đến cuộc sống người dân Thành phố và bước đầu đã hình thành được một khung pháp lý nhất định đảm bảo sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác là nơi triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong q trình điều hành địa phương mình, chính quyền thành phố đã đề ra những quy định riêng của mình cho phù hợp với điều kiện địa phương. Trong đó các quy định về sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách chưa được thể hiện trong một văn bản cụ thể nào, song những nội dung quy định về cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, những người có thẩm quyền ban hành chính sách, sự tham gia của người dân vào các q trình chính sách đã được đề cập đến trong nhiều loại văn bản trong các lĩnh vực cụ thể như:

Quy định về nội dung kiến nghị

Theo Quy chế của Uỷ ban nhân thành phố Hồ Chí Minh về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các nhân, tổ chức về quy định hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh thì người dân có quyền kiến nghị các vấn đề sau đây:

Một là, người dân thành phố có quyền phản ánh những hành vi, những

vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, cơng chức [54]. Theo đó, những hành vi gây cản trở đến việc giải quyết các vấn đề trong đó có vấn đề chính sách sẽ được người dân phản ánh đến các cấp chính quyền. Vì vậy, quyền tham gia ý kiến của người dân được đảm bảo.

Hai là, người dân có quyền phản ánh những sáng kiến ban hành mới

quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố và "Tất cả cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, kiến nghị với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố"[54].

Quy định về cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

Cơ quan tiếp nhận phản ánh được xác định là: "Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính thuộc Văn phịng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo quy định" [54].

Quy định về quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

- Văn phịng Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:

1) Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện thơng qua hình thức văn bản, điện thoại, Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính thuộc Văn phịng Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận phải tuân thủ đúng quy trình theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP.

2) Đối với những phản ánh, kiến nghị được thực hiện thơng qua dịch vụ bưu chính, viễn thơng hoặc qua hộp thư điện tử có nội dung chưa rõ hoặc chưa đủ căn cứ để tiếp nhận, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính) liên hệ, trao đổi trực tiếp với cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu cần thiết).

3) Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức thông qua các nguồn: thơng tin báo chí, hội thảo, hội nghị, trang thơng tin điện tử, thư điện tử, dịch vụ bưu chính phải ghi rõ nguồn thông tin và được chuyển đến cơ quan có liên quan theo quy định.

4) Văn phịng Uỷ ban liên hệ với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị và chịu trách nhiệm về thể thức văn bản gửi cho cá nhân, tổ chức; việc liên hệ, trao đổi với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị trong quá trình tiếp nhận chỉ sử dụng số điện thoại chuyên dùng đã được công bố, công khai.

5) Trường hợp cần thiết mời cá nhân, tổ chức trực tiếp phản ánh, kiến nghị đến trao đổi có thể mời các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn có liên quan cùng tham gia.

Trong thời gian hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính) phân loại và chuyển đến Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn [54].

Quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị

1) Đối với phản ánh, kiến nghị do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc thực hiện không đúng quy định về thủ tục hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn:

Quy định về công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị

Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nó cho thấy kết quả đóng góp ý kiến của người dân có được tiếp thu hay không. Việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị được tiến hành dưới những hình thức sau:

- Việc cơng khai được thực hiện thơng qua các hình thức: đăng tải trên trang thông tin điện tử của Thành phố (http://www.hochiminhcity.gov.vn);

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; gửi thơng báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị

- Tùy theo từng trường hợp cụ thể, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc công bố công khai kết quả xử lý, phản ánh, kiến nghị thơng qua các hình thức khác nhau [54].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w