Sự tham gia trực tiếp của người dân với tư cách cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Mỗi người dân khi tham gia vào quá trình hoạch định chính sách bao giờ cũng tham gia với hai tư cách: Tự đại diện cho mình và tham gia thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các Hiệp hội nghề

nghiệp. Với tư cách là đại diện cho chính bản thân mình, người dân thơng thường tham gia dưới các hình thức sau:

- Đóng góp ý kiến đối với các chính sách: Để đóng góp ý kiến vào q trình hoạch định chính sách người dân thành phố Hồ Chí Minh thường tham gia các cuộc họp do chính quyền tổ chức. Tuy nhiên, khơng phải ai tham gia các cuộc họp cũng đều đóng góp ý kiến. Các cuộc họp do các cấp chính quyền tổ chức thường không phải là các cuộc họp để bàn luận về một chính sách mới mà thơng thường các cuộc họp chủ yếu là để giải quyết các sự vụ, triển khai kế hoạch cần làm trong thời gian tới. Số lượng cuộc họp mà các cấp chính quyền tổ chức kêu gọi người dân tham gia cũng không nhiều.

Một số người dân thành phố Hồ Chí Minh cịn tham gia vào q trình hoạch định chính sách bằng cách gửi văn bản đến các cơ quan cơng quyền qua các hình thức góp ý kiến, kiến nghị, khiếu tố, khiếu nại. Tuy nhiên số người tham gia vào chính sách dưới hình thức này là không cao, chỉ 12% số người dân được hỏi trả lời tham gia dưới hình thức này [xem phụ lục 2]. Số lượng người tham gia khiếu nại, tố cáo đa phần là do bất bình với cách giải quyết vấn đề của chính quyền địa phương nhiều hơn là chủ động tham gia vào chính sách.

Ngồi ra một bộ phận nhỏ người dân tham gia vào chính sách bằng cách gọi điện đến các cơ quan chức năng, gửi thư nặc danh. Nhưng số lượng tham gia dưới hình thức này rất ít.

- Tham gia tư vấn, phản biện chính sách:

Tư vấn chính sách là cách thức mà người dân do khơng có điều kiện để tham gia vào các cuộc họp hoặc cũng có thể là do họ muốn được gặp trực tiếp những người có thẩm quyền ra quyết định chính sách để bày tỏ quan điểm, thái độ và đặc biệt là tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể của chính sách. Tư vấn trực tiếp như vậy có tác dụng là ý kiến của người dân có thể được các nhà hoạch định

chính sách quan tâm hơn, do có điều kiện lý giải vấn đề một cách trực tiếp đến các nhà lãnh đạo nên ý kiến của người dân có thể dễ hiểu hơn so với các trường hợp tham gia khác.

Cách tham gia vào q trình hoạch định chính sách theo kiểu tư vấn chính sách của người dân thanh phố Hồ Chí Minh chủ yếu là cách làm của các nhà trí thức, các cựu chiến binh, những người có tâm huyết, những người có lợi ích liên quan trực tiếp đến các khía cạnh của chính sách. Sự tham gia dưới hình thức này diễn ra khá thường xuyên, nhưng số lượng không nhiều.

Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách với tư cách là phản biện chính sách là cách mà người dân độc lập nghiên cứu một vấn đề chính sách hoặc các giải pháp chính sách, trong các nghiên cứu đó chỉ ra những mặt chưa hợp lý của chính sách mà nhà nước, các cấp chính quyền đưa ra khi xử lý các vấn đề liên quan đến chính sách hay các vấn đề phát sinh khi giải quyết các vấn đề chính sách. Thực tế sự tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức này là rất thấp. Những người dân được hỏi đại bộ phận đều trả lời là hiếm khi tham gia dưới hình thức này. Các nghiên cứu một cách khoa học chủ yếu về các vấn đề chính sách thường được trình bày dưới dạng các bài viết, các bài tham luận của các cá nhân. Chỉ có 5% số người được hỏi khẳng định là có tham gia bằng hình thức tư vấn, phản biện chính sách [xem phụ lục 2].

- Tham gia các cuộc họp, hội thảo về vấn đề chính sách:

Hầu hết những người dân thành phố Hồ Chí Minh được hỏi đều cho rằng, hình thức tham gia vào q trình chính sách của họ là tham gia vào các cuộc họp. Để đóng góp ý kiến với các nhà lãnh đạo, các chuyên gia hoạch định chính sách, người dân thành phố Hồ Chí Minh thường tham gia vào các cuộc họp ở Tổ dân phố, Phường, Quận, những tụ điểm mà các cấp chính quyền tổ chức họp dân. Đây là hình thức tham gia cơ bản nhất của người dân vào q trình hoạch định chính sách.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các cấp chính quyền ngày càng tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học liên quan đến các chính sách.

Đối với chính sách giảm nghèo chính quyền thành phố còn phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện khoa học xã hội…tổ chức các buổi hội thảo để góp phần xác lập luận cứ khoa học để xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nghèo. Các buổi hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận vấn đề giảm nghèo ở cấp độ quốc gia và quốc tế như "Thực tiễn giảm nghèo ở nông thôn, đô thị thành phố Hồ Chí Minh - những vấn đề đặt ra; Các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ với việc nghiên cứu và tác động tới giảm nghèo; Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp kỹ thuật cụ thể trong nghiên cứu đơ thị hố và giảm nghèo". Tuy nhiên, các cuộc hội thảo này thường được tổ chức chủ yếu để các chính giới và các nhà chun mơn tham gia hơn là người dân tham gia. Số lượng các cuộc hội thảo có sự tham gia của người dân cịn hạn chế. Số người được trả lời cho hình thức tham gia vào các cuộc họp và các cuộc hội thảo là cao nhất với 48% [xem phụ lục 2].

Sự tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo với tư cách cá nhân được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.1: Người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách

với tư cách cá nhân

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, người dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo với tư cách cá nhân có nhiều hình thức, nhưng nhìn chung chủ yếu tập trung vào việc tham gia ý kiến trong các cuộc họp, các cuộc hội thảo do các cấp chính quyền tổ chức. Điều này cũng là một hạn chế bởi nó chưa nói lên được sự chủ động của người dân mà thường bị động khi phụ thuộc vào các cấp chính quyền. Nếu các cấp chính quyền khơng tổ chức họp thì người dân khơng biết tham gia ý kiến ở đâu, như thế nào. Kết quả của hình thức tham gia bằng cách tư vấn, phản biện chính sách phần nào cho thấy khả năng tham gia tự giác của người dân còn thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w