Trình độ dân trí theo nghĩa truyền thống là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Các nước nghèo có tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GDP) thấp thường bị quy về ngun nhân dân trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội khơng thể phát triển tốt; vì dân trí thấp nên xã hội khơng thể đồn kết, hợp lực để tạo nên những thành công lớn. Dân trí thấp thường dễ được xem là nguyên nhân của nhiều vấn đề, từ xã hội đến chính trị, kinh tế của các nước kém phát triển.
Phản ánh của trình độ dân trí trước hết là biết cái gì mình cần biết và biết cái gì cần làm trong hoạt động xã hội, là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân và từ đó là lợi ích mà họ có thể mong đợi khi thực thi quyền và trách nhiệm đó. Nhưng giá trị cuối cùng của dân trí khơng phải chỉ giới hạn ở trình độ học vấn hay lượng thơng tin người dân nhận được, mà cịn ở mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân (muốn làm, dám làm) và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình một cách có hiệu quả (có đủ lực để làm được hay khơng). Đó chính là trọng tâm của vấn đề dân trí trong xã hội.
Để phát huy dân trí lại địi hỏi người dân phải có lực và có quyền. Lực của dân là cái tổng lực của từng cá nhân trong xã hội. Dân có giàu thì nước mới mạnh; dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của cán bộ và dân có tương đối cân bằng thì nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Khơng có dân chủ thì khơng thể phát huy được tiềm năng của xã hội để phát triển, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, vấn đề dân trí ở
đây khơng phải là chỉ biết, mà cịn phải có lực, có tâm để làm, vì chỉ có dân mới tạo ra được tài sản thực, chứ khơng phải nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho dân làm giàu và dân có giàu được thì nước mới mạnh. Nước cịn nghèo là vì một phần nhà nước chưa làm tốt chức năng của mình, giới hạn tiềm năng phát triển của xã hội. Đó là thứ dễ thấy nhất, là những điều mà các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà kinh tế có thể phân tích được, thấy được và đưa ra giải pháp cụ thể. Nhưng một vấn đề khác quyết định khả năng làm đúng là bản chất xã hội. Một nước phát triển tốt là nhờ đại đa số người dân trong xã hội ý thức rằng để có được lợi riêng thì cá nhân và tập thể phải tạo được cái lợi chung. Đó là tinh thần lợi ích xã hội. Bản chất xã hội là cái hồn quyết định hành vi ứng xử và hiệu suất kinh tế.
Ngày nay, trong cương lĩnh xây dựng đất nước của các nước đều đề cập đến vấn đề dân trí, xem nâng cao dân trí là một lựa chọn bắt buộc trong công cuộc phát triển đất nước. Ở Việt Nam, khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946, sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã nói: "Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [28, tr.161]. Suy cho cùng thì mong muốn của Hồ Chí Minh chính là phát triển con người một cách toàn diện. Con người với tư cách là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất cần phải được đầu tư phát triển, khơng có người lao động trình độ cao thì khơng thể có các cơng cụ lao động, xã hội cũng khơng thể phát triển. Vì thế, hiện nay Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Như vậy, trình độ dân trí càng cao thì sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách càng hiệu quả, nhưng khi trình độ dân trí có cao đi
chăng nữa thì cũng khơng thể đảm bảo là sự tham gia của người dân có hiệu quả mà nhà nước phải san sẻ cho nhân dân những quyền hạn nhất định, đồng thời cơ chế để đảm bảo ý kiến người dân được tiếp thu cần phải được luật hoá. Đây là cách để nhà nước từng bước hiện thực hoá nhà nước "nửa nhà nước".