Về khuôn khổ pháp lý cho sự tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Một trong những hạn chế lớn nhất về sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đó là hạn chế về khn khổ pháp lý. Điều này thể hiện trong các nội dung sau:

Một là, cơ sở pháp lý của sự tham gia của người dân và việc tham vấn

chính sách ở nước ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa đủ mạnh. Việc tham vấn ý kiến người dân và cộng đồng doanh nghiệp đối với các văn bản quy phạm pháp luật chưa triệt để, cịn mang tính hình thức. Biểu hiện cụ thể của hạn chế nói trên là luật, pháp lệnh do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành là luật khung. Để luật có thể đi vào cuộc sống, cần phải xây dựng các văn bản dưới luật như Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư… Song việc tham vấn ý kiến người dân và cộng đồng doanh nghiệp chủ yếu chỉ thực hiện đối với các dự thảo luật, Pháp lệnh và Nghị định. Trong đó thực tiễn đời sống xã hội lại cần những quy định chi tiết cụ thể ở tầm vi

vấn đề vốn vấn đề kỹ thuật vấn đề giống ….. Các tổ chức xã hội kiến nghị hoạch định chính sách Các chính sách cơ bản Các cơ quan có thẩm quyền dự thảo Hội đồng nhân dân Các UB của Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân Chính sách và các biện pháp thực thi cụ thể Đệ trình Đệ trình chính sách

mơ chứ khơng phải chỉ là những quy định ở tầm vĩ mô. Nhưng vấn đề chi tiết cần thiết như vậy lại không được tham vấn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp những ý kiến dù rất tâm huyết, khoa học nhưng không được quan tâm và bị vơ hiệu hố. Thực tế đó làm cho q trình hoạch định chính sách ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa tn theo một quy trình khoa học. Mặt khác, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khơng có quy định bắt buộc phải tham vấn ý kiến người dân. Việc tham vấn ý kiến người dân trước khi ban hành các văn bản chính sách kinh tế, xã hội được thực hiện theo Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố. Đó là văn bản truyền đạt ý kiến của người đứng đầu Uỷ ban nhân dân Thành phố nhưng không thể coi là văn bản quy định của pháp luật. Vì vậy, việc tham vấn ý kiến của người dân vẫn là việc cần làm, nên làm nhưng chưa là việc phải làm trong một quy trình bắt buộc. Từ đó, các cơ quan soạn thảo văn bản có thể làm và cũng có thể khơng làm với những lý do khách quan đầy sức thuyết phục.

Hai là, tình trạng phổ biến trong q trình hoạch định chính sách ở

thành phố Hồ Chí Minh là các cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách chưa thật sự khách quan khi tiếp thu ý kiến trong q trình tham vấn chính sách. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa có những khung pháp lý cụ thể về việc tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng như: người dân được tham gia vào khâu nào của q trình chính sách, tham gia vào những nội dung gì, hình thức tham gia, cơ quan bảo đảm quyền tham gia của người dân…

Ba là, chính sách giảm nghèo là một chính sách liên quan mật thiết

đến người dân, nhưng người dân chỉ được phép có ý kiến sau khi hoặc khi có vấn đề phát sinh. Trong nhiều chính sách, việc xây dựng đều quá phân tán và có quá nhiều sự chồng lấn. Chẳng hạn, khi người nông dân Thành phố muốn được vay vốn để đầu tư ni bị sữa thì thủ tục vay vốn phải

được các cơ quan như Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ngân hàng Chính sách, xác nhận của xã, phường… Điều đó làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong thủ tục và thậm chí nảy sinh những tiêu cực khi xin các quyết định của các cấp có liên quan.

Bốn là, hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có ban soạn thảo chính

sách. Thơng thường, chính sách thuộc lĩnh vực nào thì do Sở đó chỉ đạo. Chẳng hạn chính sách đất đai được giao cho Sở Tài nguyên môi trường, các vấn đề lao động, việc làm giao cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội, vấn đề thuế thuộc về Sở Tài chính, vấn đề giáo dục do Sở Giáo dục đảm trách… Việc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chỉ là nâng cao quyền của các Sở, ban, ngành, cịn người dân thì vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền này. Đó vẫn là hiện tượng phổ biến hiện nay. Điều đó làm cho người dân khơng thiết tha với cơng việc chung của chính quyền, ảnh hưởng đến lịng nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia. Người dân ít tham gia vì họ cho rằng, những đóng góp đó của họ chẳng có tác dụng gì.

Năm là, khi tiến hành tham vấn chính sách có trường hợp chỉ mang tính

hình thức. Các quyết định dường như đã được định sẵn. Trong nhiều trường hợp, khi tiến hành tham vấn ý kiến người dân, có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Khi xảy ra hiện tượng này, người dự thảo ra sức bảo vệ ý kiến của mình, người phản biện cũng đưa ra những ý kiến rất thuyết phục. Điểm yếu nhất của các cấp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là khơng có trọng tài trong những trường hợp này. Chúng ta có thể thấy tình trạng này trong những cuộc tranh luận sơi nổi của các chính sách liên quan đến đầu tư, thuế. Một nguyên nhân khác khiến các cuộc tranh luận ít hiệu quả là có những vần đề được tranh luận khá sơi nổi nhưng người dân khơng thấy nó được thể hiện trong các chính sách. Điều này đã khiến cho động cơ tham gia vào q trình chính sách của người dân bị giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w