Nhóm giải pháp về thay đổi nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Nghiên cứu q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sự tham gia của người dân vào q trình này sẽ làm cho chính sách hiệu quả hơn, chính sách đi vào cuộc sống dễ dàng hơn, sự đồng thuận của nhân dân với các vấn đề chính sách là tốt hơn. Để phát huy những yếu tố tích cực cần thay đổi một số quan điểm nhận thức:

Một là, cần nhận thức rằng sự tham gia của người dân vào q trình

hoạch định chính sách là hết sức cần thiết. Vấn đề này cần được chia sẻ từ cả hai phía là cán bộ các cấp chính quyền và cả phía người dân.

Đối với cán bộ của các cấp chính quyền, cần thấy rằng các chính sách liên quan mật thiết đến người dân như chính sách giảm nghèo thì càng cần đến sự tham gia của người dân. Bởi vì, khi được tham gia người dân ln hướng tới mục đích là làm sao các vấn đề chính sách được giải quyết theo hướng có lợi cho họ. Điều đó làm cho chính sách hướng đến mục tiêu "của dân", "do dân", "vì dân". Mặt khác, khi người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách, họ bày tỏ nguyện vọng của mình cho các cấp chính quyền biết và từ đó các cấp chính quyền có thể điều chỉnh các quyết định chính sách theo hướng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó khi tham gia vào q trình hoạch định chính sách, người dân sẽ đem những kinh nghiệm xử lý các vấn đề thực tiễn, tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách, vì thế, phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể. Các cấp chính quyền cũng cần nhận thấy rằng, tham gia vào các khâu của chính sách là nhu cầu cần thiết của người dân. Đó là những nhu cầu chính đáng của cơng dân của một nước dân chủ. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho họ tham gia một cách rộng rãi hơn. Mặt khác, các cấp chính quyền cũng cần thấy rằng, trình độ dân trí cả nước và ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang được nâng lên một cách rõ rệt. Do đó, khơng thể gạt họ ra khỏi những chính sách mà chính họ là đối tượng bị điều chỉnh.

Về phía người dân, họ cần hiểu rằng tham gia vào chính sách là việc làm cần thiết để phát huy quyền làm chủ của mình. Một mặt nó hạn chế được sự áp đặt của các cấp chính quyền, mặt khác đó là cơ hội để họ đề đạt nguyện vọng đến với các nhà hoạch định chính sách. Người dân cũng cần thấy rằng, sự tham tham gia vào q trình hoạch định chính sách khơng phải là cơng việc bắt buộc, mà họ cần phải tham gia một cách tự nguyện

với tinh thần trách nhiệm, ý thức cao. Tham gia vào quá trình hoạch định chính sách khơng phải là chỉ tham gia những chính sách có liên quan đến địa phương mình, bản thân mình mà cịn tham gia vào cả những chính sách của cả nước. Đó là quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân. Khi tham gia vào quá trình chính sách, người dân phải đem cả trí tuệ, tình yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm cộng đồng và cả những nguồn lực có thể để làm sao cho hiệu quả chính sách là cao nhất, vận dụng chính sách vào thực tiễn có thể đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Các chính sách sẽ có ý nghĩa hơn khi nó đáp ứng được những yêu cầu khác nhau.

Hai là, cần phải tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, nhân dân nhận

thức về ý nghĩa của sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách là: nó có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người dân; sự phát triển bền vững của địa phương, của đất nước và năng lực cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương khác, của Việt Nam với các nước khác trên trường quốc tế. Qua đó người dân thấy được lợi ích thiết thân mà tham gia nhiệt tình vào các hoạt động hoạch định chính sách theo đúng tinh thần của một công dân ở một nước dân chủ và theo đúng quy định của pháp luật quốc gia.

Ba là, tôn trọng quyền tham gia của người dân. Trong xã hội bao giờ

cũng tồn tại những lợi ích khác nhau. Do đó, bất kỳ quyết định chính sách nào khơng ít thì nhiều cũng tạo ra tình trạng người được người mất. Thực hiện quyền tham gia của người dân sẽ đem lại hai tác dụng:

- Tính minh bạch của chính sách sẽ được nâng cao khi các đối tượng khác nhau có thể được bày tỏ quan điểm của mình, tạo nên luồng thơng tin đa chiều. Sự cọ sát giữa các quan điểm này sẽ phơi bày các ưu điểm và nhược điểm của một chính sách, tạo điều kiện cho những chấn chỉnh cần thiết.

- Những bất cơng do chính sách gây ra sẽ được giảm bớt khi những đối tượng bị thiệt hại có điều kiện để đấu tranh cho quyền lợi của họ. Nên chăng để thăm dị dư luận, chính quyền Thành phố cần cho phép thành lập những

trung tâm nghiên cứu độc lập. Nghiên cứu của các cơ quan này sẽ là nguồn thông tin sát thực tế và phản ánh được những ảnh hưởng trực tiếp của chính sách cũng như nguyện vọng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w