Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy nhiều điều tích cực:
Thứ nhất, về nội dung tham gia: Người dân thành phố Hồ Chí Minh
tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở cả hai cấp độ là chính sách quốc gia và chính sách địa phương, với rất nhiều nội dung của các nhóm chính sách như: chính sách trợ vốn, chính sách cho vay ưu đãi, chính sách cứu trợ khẩn cấp, chính sách cứu trợ thường xuyên, chính sách trợ giá, chính sách hỗ trợ giống, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách đền bù giải toả, chính sách tái định cư…
Thứ hai, về hình thức tham gia: Người dân tham gia vào quá trình
hoạch định chính sách giảm nghèo dưới nhiều hình thức như: góp ý chính sách, tham gia các cuộc họp, phản biện chính sách, tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, tham gia vào các tổ chức Hội nghề nghiệp, tham gia bằng cách tiếp xúc với các đại diện, cơ quan dân cử…
Những kết quả đạt được
Nhờ tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo mà người dân thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã phát huy được tính tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm cơng dân, trách nhiệm của chủ thể quyền lực. Qua đó người dân nhận thức sâu hơn về một quy trình chính sách, về ý thức công dân, những kiến thức về thực thi quyền lực, kiến thức về dân
chủ, kiến thức về phương pháp chính trị…Có đến 92% số người dân trả lời là cần thiết phải tham gia vào các chính sách của nhà nước [xem phụ lục 2]. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của người dân vào các vấn đề chính sách là rất cao.
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cũng có những cố gắng tạo những điều kiện tốt để người dân có thể tham gia vào các vấn đề chính sách. Cụ thể:
Về cơ hội tham gia: Người dân thành phố Hồ Chí Minh được các cấp
chính quyền tạo cơ hội tham gia vào q trình hoạch định chính sách khá cao. Theo nghiên cứu của tổ chức Papi thì cơ hội tham gia cơng việc của chính quyền và các vấn đề quản lý hành chính cơng của người dân thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung vị so với các tỉnh khác [32, tr.36].
Về mức độ công khai minh bạch các quyết định chính sách: các vấn đề
như: công khai danh sách hộ nghèo; công khai ngân sách cấp xã phường; công khai quy hoạch sử dụng đất; giá cả đền bù… thì thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mức độ cơng khai cao. Cụ thể thành phố Hồ Chí Minh xét về mức độ cơng khai thì đứng thứ 11 trong tổng cộng 63 thình thành trong cả nước [32, tr.45]. Tỷ lệ người dân đã đọc bảng kê thu chi ngân sách cấp xã đạt 71,40% cao nhất nước [32, tr.47].
Về kiểm soát tham nhũng: Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có sự
tham gia của người dân tham gia kiểm soát tham nhũng hiệu quả cao. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Papi thì thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 12 trong cả nước về hiệu quả kiểm soát tham nhũng [32, tr.64]. Là một thành phố trung tâm kinh tế cả nước việc kiểm sốt tốt tham nhũng là điều hết sức có ý nghĩa.
Về thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là một trong những vấn đề
lớn của cả nước hiện nay. Hiện nay giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đứng thứ 19 trong cả nước về giải quyết hiệu quả các thủ tục hành chính [32, tr.77].
Về cung ứng dịch vụ cơng: Đây là một trong những lĩnh vực mà thành
phố Hồ Chí Minh làm rất tốt. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 5 trong trong cả nước về khả năng cung ứng dịch vụ công [32, tr.90].
Kết quả quan trọng nhất mà sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách đạt được đó là đa số ý kiến của người dân khi được hỏi: các chính sách mà ơng/bà được mời tham gia đóng góp có được thực hiện hiệu quả hơn những chính sách mà ơng/bà khơng được tham gia hay khơng? có đến 82% số ý kiến cho rằng tốt hơn. Điều đó cho thấy sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng là rất quan trọng vì thế cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và vận dụng tốt hơn vào thực tiễn hoạch định chính sách.
Hiệu quả của sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh theo ý kiến của người dân được biểu hiện qua hai biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Ý kiến người dân về tác động của sự tham gia của người dân
vào q trình hoạch định chính sách
Biểu đồ 2.4: Ý kiến người dân về hiệu quả tham gia của người dân vào
q trình hoạch định chính sách
Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát (xem phụ lục 2).