Khả năng tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Để sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách có hiệu quả thì một yếu tố khơng thể thiếu đó là nâng cao khả năng, tạo điều kiện để người dân tiếp cận thông tin là việc làm hết sức cần thiết. Trên thực tế, qua những kênh khác nhau người dân có thể tiếp cận thơng tin theo cách riêng của họ, theo từng lĩnh vực mà họ quan tâm. Tuy nhiên, khơng phải để có những thơng tin cần thiết lúc nào đối với người dân cũng trở nên dễ dàng, mà nhiều thông tin thuộc "độc quyền" của nhà nước mà người dân không thể biết đến. Tất nhiên ở đây cần phân biệt các loại thông tin mà người dân cần biết và nên biết với những thông tin mà người dân không được và không nên biết. Chẳng hạn với những thơng tin quốc phịng trong chừng mực nào đó hẳn người dân khơng thể biết và khơng nên biết. Bởi nếu người dân biết, tức thông tin được phổ biến thì các yếu tố đảm bảo nền độc lập, an ninh chắc chắn sẽ khơng thể đảm bảo. Tuy nhiên, có những vấn đề mà người dân cần được biết chẳng hạn các thông tin về môi trường, lãi suất ngân hàng, quy hoạch đất đai, chính sách thuế…vì đây là những thơng tin liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng. Vì thế nhiều thơng tin cần được nhà nước biến thành thứ "hàng hố cơng" để người dân được biết.

Vấn đề khả năng tiếp nhận thông tin của người dân ở đây khơng chỉ gói gọn trong lượng thơng tin mà người dân được biết, nên biết mà khả năng tiếp nhận thông tin của người dân cịn là khả năng phân tích thơng tin. Thơng tin bao giờ cũng mang tính đang dạng, thậm chí là chủ quan của người cung cấp, phát tán. Vậy vấn đề đặt ra cho khả năng tiếp nhận thông tin của người dân là, làm sao để phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thơng tin khơng chính

xác. Để phân biệt được như vậy địi hỏi người dân trước hết phải có trình độ dân trí cao và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng. Đặc biệt với những thơng tin mang tính chính trị cao tồn tại dưới dạng dư luận thì người dân khó có thể phân tích được một cách chính xác các ý đồ chính trị ẩn chứa bên trong. Khi khơng có được khả năng tiếp cận thơng tin tốt thì sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách rất có thể sẽ mang những nguy cơ tiềm ẩn cho những sai sót, thậm chí là đi ngược lại với chính lợi ích của người dân.

Như vậy, để người dân có thể tiếp cận thơng tin tốt thì các cấp chính quyền, các nhà lãnh đạo chính trị cần cung cấp cho người dân những thơng tin chính xác, dựa trên những nghiên cứu khoa học để người dân có thể trao đổi, thảo luận trước khi tham gia ý kiến vào q trình hoạch định chính sách của một chính sách cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w