Nhân dân là một chủ thể quyền lực. Việc một chủ thể quyền lực tham gia vào công việc của họ là việc làm hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên việc tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách lại phải thơng qua các chủ thể nắm quyền lực. Vì vậy, để việc tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách được hiệu quả hơn cần xây dựng một cơ chế, rõ ràng cho việc tham gia. Những giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách cho việc tham gia của người dân bao gồm:
Một là, cần phải đa dạng hoá các phương thức huy động sự tham gia
trong q trình hoạch định chính sách. Mục đích của sự đa dạng hố các phương thức là nhằm tạo được dư luận, thu hút sự chú ý của người dân, của các doanh nghiệp vào hệ thống chính sách cơng, cần áp dụng nhiều hình thức như: tổ chức các diễn đàn, các cuộc hội thảo, viết bài đăng trên các tạp chí thơng tin đại chúng, gửi kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất các sáng kiến… Các hoạt động đó phải được đảm bảo hoạt động, nhưng đồng thời cũng cần có những cơ chế đảm bảo sự tham gia vào chính sách một cách độc lập.
Hai là, cần xây dựng những cơ chế đảm bảo cho sự tham gia của người
dân vào q trình hoạch định chính sách. Cơ chế đó phải đảm bảo được sự thơng thống về mặt pháp lý vừa phải đảm bảo tính độc lập trong q trình hoạch định chính sách của các chủ thể. Một cơ chế thơng thống trong hoạch định chính sách cho phép chủ thể dự thảo đề xuất chính sách khơng nhất thiết phải là các cơ quan cơng quyền mà có thể giao cho các nhóm chun gia, các nhà khoa học, các tổ chức nhân dân. Việc làm của các cơ quan nhà nước là
thẩm định chính sách và quyết định chính sách. Như thế sẽ tạo ra nhiều nguồn chính sách với nhiều cách thức giải quyết vấn đề khác nhau.
Ba là, cần có cơ chế hoạch định chính sách cơng khai, minh bạch, đúng
thực chất. Không nên thực hiện tham vấn ý kiến người dân một các hình thức, chiếu lệ. Nếu người dân có ý kiến khác với ban soạn thảo thì phải cơng khai ý kiến đó, đối xử bình đẳng với những ý kiến đó nhằm đi đến một kết luận có thể chấp nhận được trong những điều kiện nhất định. Cần thấy rằng hoạch định chính sách khơng chỉ là cơng việc riêng của một số cơ quan chun mơn hoặc một số nhà hoạch định chính sách chun nghiệp mà là cơng việc của tồn dân.
Bốn là, cần có một cơ chế giám sát q trình hoạch định chính sách.
Giám sát chính sách là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan, các nhóm có thẩm quyền hoạch định nhằm chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của quá trình này. Với chức năng phản biện chính sách. Một chính quyền "của dân", "do dân", "vì dân" là chính quyền sẵn sàng nghe dân, tin dân và chấp nhận các phản biện chính sách. Vì mục đích của chính quyền là mang lại lợi ích cho người dân nên sẵn sàng điều chính chính sách theo hướng có lợi cho dân. Khơng có cơ chế giám sát nào hiện tại có thể hiệu quả hơn cơ chế nhân dân giám sát. Vì thế, Đảng ta chủ trương thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là một lựa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Năm là, cần phát huy hơn nữa vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc hỗ trợ người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách. Một trong những kênh tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào q trình này là thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp. Mặc dù vậy, số lượng người dân tham gia thông qua các tổ chức này vẫn còn chưa nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân họ chưa thật sự tin rằng các tổ chức này sẽ đại diện nói lên nguyện vọng của mình cho các cấp chính quyền và các nhà hoạch định chính sách. Ở nước
ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, một khi các tổ chức này trở thành cơ quan đại diện nói lên tiếng nói của người dân thì nguyện vọng của họ sẽ dễ đi vào chính sách hơn.
KẾT LUẬN
Hoạch định chính sách, thực hiện chính sách và điều chỉnh chính sách là việc làm thường xuyên, liên tục của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Ở nước ta, chính sách giảm nghèo là một chính sách lớn có tác động đến nhiều tầng lớp nhân dân. Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Đảng, Nhà nước ln quan tâm đến vấn đề giảm nghèo, xem đó là một chính sách có tầm quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế xã hội, giảm dần sự phân hoá giàu nghèo trong các bộ phận nhân dân, tiến tới công bằng xã hội.
Trong những năm qua, q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành cơng trên những nội dung cơ bản như: chính quyền Thành phố đã tạo điều kiện tốt để người dân ngày càng tham gia nhiều hơn vào các q trình chính sách nói chung và q trình hoạch định chính sách nói riêng, qua đó người dân có điều kiện thực hiện quyền cơng dân, quyền làm chủ của mình; chính quyền Thành phố đã đề ra nhiều chương trình kinh tế mới phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế của Thành phố; bước đầu chính quyền Thành phố cũng đã xây dựng được một khung pháp lý cơ bản trong các lĩnh vực về sự tham gia của người dân vào các vấn đề chính sách, trong đó nổi bật hơn cả là cơ quy chế về tiếp nhận và xử lý các sáng kiến, kiến nghị của người dân. Trong đó quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị, các sở, ban, ngành và trách nhiệm của cán bộ trong việc hoạch định các chính sách, trong tiếp nhận và xử lý các sáng kiến, kiến nghị của người dân và các vấn đề xã hội trong đó có các vấn
đề chính sách; q trình hoạch định chính sách cũng đã bước đầu hình thành nên cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc giải quyết các vấn đề chính sách, qua đó tạo cơ sở để hồn thiện cơ chế hoạt động phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc hoạch định chính sách; q trình hoạch định chính sách bước đầu cũng đã có sự phân cơng cơng việc trong bộ máy chính quyền về trách nhiệm trong các khâu của việc hoạch định chính sách; sự tham gia của người dân trên thực tế vào quá trình hoạch định chính sách đã góp phần nâng cao nhân thức của người dân về trách nhiệm công dân và hiệu quả của sự tham gia đó trong các q trình chính sách, người dân tin tưởng vào chính quyền hơn, tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Trên thực tế, nhờ có sự tham gia của người dân vào các q trình chính sách mà cơ cấu kinh tế nơng thơn có sự chuyển dịch mạnh mẽ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thơn được đẩy mạnh, các chính sách: y tế, văn hố, giáo dục phát triển, lối sống, điều kiện canh tác của người dân được thay đổi theo hướng tích cực, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung được tốt hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc thực hiện sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo cũng còn những hạn nhất định chưa đáp ứng được tầm vóc của một thành phố dẫn đầu cả nước về kinh tế, là một trung tâm lớn của các hoạt động văn hố, giáo dục…cụ thể: mặc dù được chính quyền tạo điều kiện tham gia các vấn đề chính sách khá thuận lợi nhưng mức độ tham gia của người dân vẫn chưa cao; ý thức về trách nhiệm của công dân đối với cơng việc cộng đồng vẫn cịn là đề tài cần bàn; một bộ phận người dân còn xem cơng việc ban hành chính sách là cơng việc của Nhà nước, vì vậy khơng cần tham gia; một bộ phận cán bộ, công chức chưa đánh giá đúng khả năng của người dân, vẫn xem người dân có trình độ nhận thức thấp, chính sách chỉ nên là cơng việc của những người có chun mơn, có trình độ; cơ chế để sự tham gia của người dân chưa rõ ràng, mới chỉ
trong q trình hình thành; chưa có một bộ máy chun trách đảm bảo cho sự tham gia của người dân có hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế trên và để sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh cần chú ý các vấn đề sau: tuyên truyền vận động nhân dân tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào các vấn đề chính sách, qua đó nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách; đổi mới trong tư duy các nhà lãnh đạo chính trị xem q trình hoạch định chính sách phải là q trình "từ dưới lên", tức là hoạch định chính sách phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chứ không phải từ những nhận định của các nhà lãnh đạo; cần coi trọng nhân dân, xem sự đóng góp của nhân dân cả về trí lực lẫn nguồn lực là yếu tố quyết định cho sự vận động của chính sách; bên cạnh đó cần tiếp tục thực hiện phân công phân nhiệm giữa các cơ quan chức năng về việc tiếp thu ý kiến của người dân. Đồng thời xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật, hệ thống bộ máy để đảm bảo sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách có hiệu quả.
Sự tham gia của người dân vào các vấn đề chính sách là một vấn đề lớn có tác động sâu rộng đến các tầng lớp dân cư. Vì vậy, cần phải được nghiên cứu sâu hơn cả về lý luận lẫn thực tiễn vận động của chính sách. Góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội IX của thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra.