Các quy định chung về sự tham gia của người dân áp dụng trên phạm vi toàn quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

trên phạm vi toàn quốc

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào về sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách, mà nội dung đó chỉ được thể hiện thơng qua Hiếp pháp, các quy định, quyết định, luật, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, trong các Thơng tư hướng dẫn của các bộ, trong từng lĩnh vực nhất định. Theo đó, những quy định pháp lý cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói trên đều có liên quan đến các hoạt động tham vấn người dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trong đó, các quy định có liên quan trực tiếp đến sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách sẽ được trình bày dưới đây:

Những quy định về quyền tham gia của người dân thể hiện trong các luật, các quy định của Nhà nước ta

Để tham gia vào các vấn đề chính sách, người dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia qua hai hình thức là trực tiếp tham gia và thông qua các Đại biểu Quốc hội.

Theo luật tổ chức Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những người được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri của cả nước.

- Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình và có thể bị cử tri bãi nhiệm" [36].

- Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và hoạt động của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó [35].

- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội [36].

Như vậy, giữa Đại biểu Quốc hội với người dân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đại biểu Quốc hội là những người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, là cầu nối giữa người dân với Quốc hội. Thông qua tiếp xúc cử tri, Đại biểu Quốc hội có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân để thay mặt họ đề xuất ý kiến đến Quốc hội. Về mặt pháp lý, Đại biểu Quốc là người làm việc tuân theo ý chí của người dân, nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp Đại biểu Quốc hội lại thực hiện công việc của họ theo những nhận thức riêng. Vì vậy, luật tổ chức Quốc hội là khung pháp lý có ý nghĩa thực tiễn hạn chế được ý chí chủ quan của các Đại biểu Quốc hội, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho sự tham gia của người dân vào các vấn đề chính sách.

Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì: "cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân" [39], Hội đồng nhân dân có trách nhiệm: tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn bản [39]. Theo quy định này thì quyền hạn của người dân là rất rộng. Khi người dân tham gia góp ý xây dựng văn bản pháp luật có nghĩa là người dân đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình

vào những tiền đề đầu tiên của q trình hoạch định chính sách đó là q trình xây dựng khung khổ pháp lý.

Như vậy, khung pháp lý quy định sự tham gia của người dân vào các q trình chính sách là khá rộng. Mặc dù chưa được thể hiện qua một quy định cụ thể về các khâu mà người dân được tham, hình thức tham gia. Nhưng bước đầu đã hình thành được một khung pháp lý chung cho sự tham gia của người dân vào các q trình chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w