Sự tham gia của người dân thơng qua các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)

xã hội, tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp

Thơng thường, người dân Việt Nam nói chung, người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội hoặc là thành viên của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo vì thế thơng thường cũng theo các tổ chức này.

Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội:

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có tất cả 6 tổ chức chính trị - xã hội đó là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nơng dân, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đồn lao động Việt Nam. Mỗi tổ chức đều có những hoạt động riêng, người dân thuộc các tổ chức này tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo theo cách mà tổ chức họ thực hiện.

Trên thực tế, người dân thành phố Hồ Chí Minh đã cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia vào các cuộc vận động gây quỹ vì người nghèo như: các chương trình văn nghệ "Chung tay vì người nghèo" nhằm tiếp tục kêu gọi

các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, chiến sỹ, cán bộ, công nhân - viên chức và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố chia sẻ những khó khăn với người nghèo; vận động nhân dân tham đóng góp "quỹ vì người nghèo"; vận động nhân dân ủng hộ đồng bào lũ lụt; tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách…; Tham gia vào các chương trình "3 tiết kiệm - 3 tương trợ" (tiết kiệm điện, tiết kiệm trong chi tiêu công, tiết kiệm không tiêu dùng hàng xa xỉ; tương trợ người nghèo, tương trợ chăm lo gia đình chính sách, cơng nhân, nơng dân, học sinh - sinh viên có hồn cảnh khó khăn và tương trợ người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi) [72]; Tham gia tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân ý thức trách nhiệm đối với người nghèo bằng cuộc vận động đi bộ vì người nghèo.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh cịn tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo bằng cách tham gia vào các hoạt động của Hội Nơng dân như: tham gia vào các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật ni trồng, các chương trình truyền đạt kinh nghiệm làm ăn. Qua đó người biết truyền đạt lại cho người chưa biết những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế; Tham gia các diễn đàn do Hội nông dân tổ chức như: diễn đàn "các mơ hình kinh tế", diễn đàn "hiện đại hố nơng thơn", "nơng thơn mới", "hội chợ việc làm"… Qua đó người dân có thể trao đổi kinh nghiệm về các mơ hình kinh tế nơng thơn mới, giới thiệu việc làm cho người lao động…; Tham gia vào các chương trình hội thi: "nơng dân đua tài", "người nơng dân điển hình", "người nơng dân sáng tạo", "người nông dân giỏi"…Là những cuộc thi do Hội nơng dân tổ chức mục đích là phát huy khả năng của người dân qua đó thi đua lao động sản xuất góp phần cải thiện đời sống kinh tế, thực hiện giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó người dân thành phố Hồ Chí Minh cịn tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo thơng qua các hoạt động của Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu

chiến binh, Liên đoàn lao động thành phố với những hoạt động như: tham gia cùng Đồn thanh niên tổ chức, thực hiện chương trình mùa hè xanh. Qua chương trình này các thành viên Đồn thanh niên xuống các địa phương cịn nhiều khó khăn, giúp đỡ bà con làm những công việc vất vả. Qua đó động viên tinh thần người dân tích cực tham gia sản xuất; Tham gia cùng đồn viên Đồn thanh niên tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động xã hội như: "hiến máu cứu người", "ủng hộ quỹ tấm lịng vàng", "xây dựng quỹ vì Trường Xa thân yêu"; động viên đoàn viên Đoàn thanh niên tham gia vào các hoạt động tổ chức các chương trình tình nguyện như: "tiếp sức mùa thi", thực hiện chương trình "sinh viên 3 tốt"…; Tham gia cùng thành viên Hội cựu chiến binh tổ chức thăm, tặng quà và động viên các gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng, thực hiện các phong trào đền ơn, đáp nghĩa; Tham gia cùng thành viên Hội cựu chiến binh tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền về ý thức công dân, trách nhiệm của người dân đối với đất nước, đối với xã hội. Qua đó người dân ý thức hơn về trách nhiệm của mình, nghĩa vụ tham gia các vấn đề của địa phương đất nước, nêu cao tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân, đóng góp xây dựng Tổ quốc; Cùng với các thành viên Hội liên hiệp phụ nữ tham gia các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức, truyền đạt kiến thức cho người phụ nữ về sức khoẻ, kế hoạch hố gia đình, cơng tác nữ cơng gia chánh, kỹ năng chăm sóc trẻ em…; Cùng với các thành viên Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với các sở, ban ngành nhằm giới thiệu, giải quyết việc làm cho phụ nữ; Cùng với các thành viên hội Liên hiệp Phụ nữ kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các chương trình cho vay ưu đãi để phụ nữ có thể tiếp cận với các nguồn vốn phục vụ sản xuất…

Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo thơng qua các tổ chức xã hội và hiệp hội nghề nghiệp

Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội. Đây là các tổ chức phi chính trị nhằm hỗ trợ

cho các thành viên của mình trong các hoạt động kinh tế xã hội. Có thể kể đến các hiệp hội lớn như:

Hội Cơ Khí thành phố Hồ Chí Minh. Là một tổ chức xã hội tự nguyện tập hợp trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động trong ngành cơ khí, liên quan đến ngành cơ khí, hoặc có tâm huyết nhiệt tình với hoạt động cơ khí. Hội cũng như các thành viên của Hội có mục đích là bảo vệ quyền lợi cho Hội trước những khó khăn của biến động thị trường, tạo việc làm ổn định cho các thành viên, mở rộng sản xuất, ổn định thu nhập cho các thành viên của mình. Những hoạt động của Hội này đã góp phần giải quyết việc làm và bồi dưỡng, dạy nghề cơ khí cho một số lượng lớn người lao động, góp phần vào chủ trương, chính sách giảm nghèo của Thành phố. Người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo thơng qua Hội Cơ Khí thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là những thành viên của Hội. Cách thức tham gia của họ là nêu ý kiến, kiến nghị đến tổ chức của mình, u cầu đại diện tổ chức phải có tiếng nói về các phương án chính sách liên quan. Các vấn đề mà các thành viên của Hội quan tâm chủ yếu là các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm lao động, chế độ bảo hiểm y tế, chính sách đối với người lao động, chính sách đào tạo nghề…

Hội Cao su - Nhựa. Là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế cùng hoạt động trong lĩnh vực cao su - nhựa, các nhà quản lý, chuyên viên kỹ thuật có liên quan đến ngành cao su - nhựa hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo thông qua Hội này bằng cách, họ chủ động phối hợp với các thành viên của Hội để đề đạt những bức xúc của mình đối với các vấn đề như: cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm từ cao su, hỗ trợ vốn để mở rộng diện tích, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, hỗ trợ các mơ hình làm ăn mới…Những ý kiến của người dân và các thành viên của Hội được Hội tiếp thu và phản ánh đến các nhà hoạch định

chính sách là tiền đề đầu tiên để ý kiến người dân có thể trở thành phương án của chính sách.

Hiệp hội Rau Quả thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Hiệp hội là

nhằm liên kết và thúc đẩy các doanh nghiệp rau quả xây dựng và phát triển ngành rau quả, đặc biệt là rau quả nhiệt đới, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngồi nước đồng thời góp phần đưa ngành rau quả Việt Nam hội nhập thị trường rau quả thế giới. Hoạt động của Hội đã góp phần ổn định yếu tố đầu ra cho người nông dân, ổn định diện tích và mở rộng diện tích trồng các loại rau quả. Qua đó góp phần ổn định đời sống một số nông dân nông nghiệp. Người dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo thơng qua tổ chức này chủ yếu là nơng dân. Họ tham gia vào các vấn đề chính sách bằng cách, thơng qua các chương trình hợp tác với Hiệp hội, họ đề xuất những ý kiến về các vấn đề như: vấn đề ổn định giá thu mua, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vấn đề hỗ trợ bảo quản sản phẩm nơng sản, chính sách hỗ trợ cây, con giống…những ý kiến đó khi được đại diện của Hiệp hội nêu lên trong các cuộc họp của các cấp chính quyền sẽ là nguồn đầu vào cho các phương án chính sách.

Bên cạnh đó, ở thành phố Hồ Chí Minh cịn có rất nhiều các hiệp hội nghề nghiệp khác và nhiều các tổ chức xã hội như: Hội những người Làm vườn, Hội những người trồng hoa, Tổ chức sức khoẻ gia đình, Hội khuyến học... Qua đó cho thấy sự ra đời của các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, đa dạng, nhiều hình thức, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực xã hội. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động của các tổ chức này tuy chỉ đơn thuần là vì những mục đích riêng của họ, song những ý kiến phản ánh của người dân về các vấn đề mang tính chất nhóm như vậy vẫn có những tác động nhất định đối với những nhà hoạch định chính sách. Những ý kiến phản ánh của các tổ chức

này là kênh thơng tin quan trọng để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt sự vận động và phát triển của các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như những yêu cầu chính sách của xã hội hiện nay.

Như vậy, sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh là rất phong phú về hình thức. Chính những hình thức tham gia đó đã gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà chính trị những hướng giải quyết khác nhau. Trên thực tế các hình thức tham gia này đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc hoạch định các chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng. Nhưng nhìn chung sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo bằng cách tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w