Tham gia của người dân thông qua tiếp xúc với các đại diện cơ quan dân cử và các phương tiện truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)

cơ quan dân cử và các phương tiện truyền thông đại chúng

Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội thì đại diện cơ quan dân cử ở địa phương là Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Các đại biểu dân cử này trong q trình hoạt động của mình có trách nhiệm tổ chức tiếp dân, lấy ý kiến của nhân dân trong việc xử lý các vần đề ở địa phương. Cũng theo Luật Tổ chức Quốc hội: "Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan". Mặt khác, cử tri là những người bầu ra đại biểu Quốc hội nên cử tri cũng phải có trách nhiệm địi hỏi đại biểu làm đúng ý chí của mình. Cịn nếu khơng thực hiện ý chí đó là khơng cịn tư cách đại biểu nữa.

Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội liên quan đến chính sách giảm nghèo để các Đại biểu dân cử biết. Chẳng hạn khi Đoàn Đại biểu

Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc với cử tri huyện Bình Chánh người dân đã bức xúc bày tỏ các vấn đề như: vấn đề đất đai, xây dựng, đền bù giải tỏa chưa thỏa đáng, hồ sơ, thủ tục còn rườm rà dẫn đến nhiều khiếu kiện kéo dài; nhiều dự án trên địa bàn chưa đưa vào thi cơng gây lãng phí nguồn tài ngun đất, gây khó khăn cho phát triển kinh tế địa phương, dẫn đến nhiều người dân khơng có việc làm; Tình trạng tham nhũng cịn tồn tại, bảo hiểm xã hội cịn bất cập, Bệnh viện Bình Chánh chưa được đầu tư thi cơng; lương, phụ cấp chương tương xứng với mức độ công việc; vấn đề hàng gian, hàng giả kém chất lượng, tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi. Nhiều ý kiến bức xúc vấn đề thiếu nước sạch sinh hoạt trên địa bàn bên cạnh vấn đề môi trường tại khu vực bãi rác Đa Phước; khu vực nghĩa trang chưa được quan tâm đúng mức làm người dân trên địa bàn sống trong ô nhiễm, dễ phát sinh bệnh tật. Qua đó, cử tri kiến nghị nhà nước cần có những biện pháp khắc phục, đưa ra giải quyết nhanh chóng, hợp lý, đồng bộ, cơng bằng đề vừa phát triển được kinh tế xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội, đời sống của người dân. Những ý kiến của người dân được Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu một cách nghiêm túc. Thay mặt Đồn Đại biểu Quốc hội, ơng Lê Thanh Hải đã chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của cử tri và ghi nhận đây là những ý kiến đóng góp xác đáng, mang tầm vĩ mơ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu để đưa vào nội dung kỳ họp Quốc hội sắp tới. Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải khẳng định sẽ có những giải pháp hiệu quả để đưa nền kinh tế thành phố tiếp tục phát triển bền vững [66].

Để tham gia vào q trình hoạch định chính sách người dân thành phố Hồ Chí Minh cịn tham gia bằng cách tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ các loại phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm: Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài tiếng nói nhân thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gịn giải phóng, báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, các trang mạng điện tử…Người dân

thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu để bày tỏ ý kiến, thường là khi có bức xúc về một vấn đề nào đó và họ chỉ trả lời phỏng vấn khi được các phóng viên hỏi. Các vấn đề mà người dân thành phố Hồ Chí Minh thường tham gia trả lời là các vấn đề y tế như: thiếu giường bệnh, thiếu bác sĩ, lỗi chuyên môn của bác sĩ gây hậu quả…; các vấn đề xã hội như: an ninh, thủ tục hành chính, vấn đề giáo dục, chính sách bồi thường khơng công bằng, vấn đề tham nhũng trong quyết định các chính sách cho vay, vấn đề thuộc chính sách bảo hiểm, tình trạng vụ lợi trong các chính sách cho người nghèo, người neo đơn, gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng…

Các hình thức tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo qua các tổ chức được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Các hình thức tham gia của người dân thành phố Hồ Chí

Minh vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát (xem phụ lục 2).

Nhìn chung, sự tham gia của người dân thông qua tiếp xúc với các đại diện cơ quan dân cử và các phương tiện truyền thơng đại chúng cịn mang tính

thụ động, số người dân tham gia các vấn đề chưa nhiều, ý kiến phản ánh chủ yếu là chỉ ra những vấn đề, chưa chỉ ra những giải pháp cụ thể…Tất cả những điều đó cho thấy, sự tham gia của người dân vào chính sách giảm nghèo bằng hình thức này cịn kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w