Những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

Thực tế thực hiện sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn nhiều vướng mắc:

Thứ nhất, trình độ dân trí ở thành phố Hồ Chí Minh chưa đồng đều. Để

sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách có hiệu quả thì nhất định trình độ dân trí phải cao. Bởi vì, sự tham gia của người dân vào quá trình này thực chất là quá trình thực hiện dân chủ. Do đó dân chủ phải đi đơi với dân trí. Người dân có trình độ nhận thức thấp sẽ khơng hiểu hết được vấn đề và vì thế khi tham gia ý kiến có khi khơng đem lại kết quả có lợi cho chính họ.

Thứ hai, những hạn chế trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin của

người dân ở thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách. Hiện nay, người dân Thành phố chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua các cơ quan báo chí; qua sóng phát thanh của mạng lưới đài truyền thanh trong cả nước; qua hệ thống đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương; thơng tin qua mạng internet,…Tuy nhiên, thực tế hoạt động cung cấp thông tin và khả năng tiếp cận thông tin của người dân thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều hạn chế cụ thể:

Hoạt động công khai thông tin của các cơ quan, các Sở, ban, ngành, trên các trang thông tin điện tử chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Những trang thông tin của Thành phố chưa thể đáp ứng được yêu cầu thơng tin của người dân chưa có sự phong phú về thơng tin; hệ thống cơ sở hạ tầng cịn nhiều hạn chế dẫn đến người dân ở những vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện tiếp cận; hoạt động tuyên truyền của các cơ quan nhà nước các cấp chưa mạnh…Thực trạng này diễn ra phổ biến ở các huyện của thành phố như: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Mơn.

Tuy nhiều văn bản hiện hành có quy định quyền được tiếp cận thơng tin của người dân thành phố liên quan đến các vấn đề chính sách nhưng trên thực

tế các cơ quan công quyền của Thành phố chưa thực hiện các quy định trên một cách nghiêm túc. Khi được u cầu cung cấp thơng tin, thường thì họ sẽ chuyển u cầu đó lên cấp trên. Đây là biểu hiện của tâm lý lo sợ trách nhiệm của một số cán bộ ở các cơ quan cơng quyền. Theo luật Báo chí quy định: trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho báo chí... Để tránh cung cấp thơng tin cho nhà báo, người ta đóng dấu "mật" lên cả các tài liệu khơng phải là tài liệu "mật".

Người dân có quyền được biết thơng tin theo quy định của pháp luật, nhưng thực tế khơng có nhiều người nhận thức được họ có quyền được cung cấp các thơng tin có liên quan đến các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các quy định pháp luật và hành chính, liên quan đến cuộc sống của họ.

Những hạn chế đó là nguyên nhân làm cho người dân thiếu thông tin cần thiết khi tham gia ý kiến vào các vấn đề chính sách.

Thứ ba, để thực hiện sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch

định chính sách có hiệu quả thì tổ chức bộ máy đảm bảo điều đó là hết sức quan trọng. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có cơ quan chuyên trách về các vấn đề này. Vì vậy, người dân khi muốn tham gia ý kiến khơng biết tìm đến ai. Thơng thường người dân tìm đến các phịng thanh tra, tồ án, thậm chí cả các Quận uỷ…vì họ khơng biết ai là người tiếp thu các ý kiến của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w