Để sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách có tác dụng thiết thực hơn cần có một số điều chỉnh:
Một là, cần xác định cơ quan chuyên trách chuyên tiếp nhận, tổ chức
cho người dân tham gia vào các chính sách. Hiện nay, các cơ quan nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh đều có thể là cơ quan tiếp nhận sự tham gia của người dân. Như vậy, nếu xét về quy mô, hệ thống các tổ chức đảm bảo cho sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách là rất lớn. Song trên thực tế điều này lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc tiếp thu ý kiến của nhân dân. Trong một số trường hợp dù ý kiến người dân đề đạt được cơ quan phụ trách vấn đề quan tâm, nhưng sau đó nó khơng được ghi nhận trong các chính sách. Vì vậy để đảm bảo cho ý kiến người dân thật sự được tơn trọng thì cần xác định cơ quan chun trách tiếp thu ý kiến và phản hồi ý kiến của người dân.
Hai là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các thành phần xã
hội khác nhau. Trong đó cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, các Sở ngành có liên quan là những cơ quan có thẩm quyền cao nhất và thường là các cơ quan nêu ý tưởng chính sách. Bên cạnh đó, trong q trình hoạch định chính sách nhất định sẽ cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp đó cần phải giao trách nhiệm cụ thể cho một cơ quan, các cá nhân cụ thể và khi đã giao trách nhiệm thì các cơ quan này phải có quyền lực để thực hiện cơng việc, hoạt động của các cơ quan này cũng phải được độc lập quyết định. Cơ quan được giao nhiệm vụ hoạch định chính sách khi cần có thể phối hợp với các cơ quan trong và ngồi Nhà nước để nắm bắt thông tin, phối hợp, hợp tác
xây dựng chính sách sao cho có hiệu quả. Thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa thật sự tốt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong các chính sách phát triển giao thông, các cơng trình cung cấp điện nông thôn, các chương trình nước sạch cho người dân, chương trình hỗ trợ việc làm cho người dân tái định cư…