Nhận thức về ý nghĩa của sự tham gia của người dân vào quá trình chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

trình chính sách

Hiện nay trong nhận thức của người dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn một bộ phận cho rằng, việc xây dựng và thực hiện các chính sách là công việc của Nhà nước, người dân không nhất thiết phải tham gia vào q trình đó. Hoặc họ chỉ tham gia vào vấn đề chính sách liên có quan trực tiếp đến bản thân họ.

Sự quan tâm của người dân đến các loại chính sách ở các địa bàn cư trú cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, những người dân ở các quận nội thành như: quận 1, quận 3, quận 5, quận 4, quận 6, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận thì ít quan tâm đến chính sách giảm nghèo, mà chủ yếu quan tâm đến các chính sách về thuế, về giá, chính sách mơi trường, chính sách giao thơng, chính sách phịng chống tham nhũng, chính sách cải cách thủ tục hành chính... Những người dân cư trú ở các quận ngoại thành như: quận 9, quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận Bình Chánh thì chủ yếu quan tâm đến các chính sách đền bù giải toả, chính sách tái định cư, chính sách quy hoạch vùng…Đối với chính sách giảm nghèo người dân ở các quận này cũng ít quan tâm. Chính sách giảm nghèo chỉ thật sự được quan tâm đối với các huyện ngoại thành nơi có trình độ phát triển kinh tế thấp và kinh tế

nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao như: huyện Hóc Mơn, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ.

Sự tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào các chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng cũng phụ thuộc vào nghề nghiệp và trình độ dân trí của người dân. Những người có trình độ học vấn cao thường quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chính trị và vì thế họ cũng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề chính sách; những người dân có nghề nghiệp gắn với trình độ lao động phổ thơng tham gia nhiều hơn vào chính sách giảm nghèo so với những người có nghề nghiệp có trình độ và thu nhập cao.

Sự tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào chính sách giảm nghèo ở các bước của chính sách là khác nhau. Người dân ít tham gia vào khâu hoạch định chính sách mà chủ yếu là tham gia vào khâu thực hiện chính sách. Sự tham gia của người dân vào khâu hoạch định chính sách cũng có sự khác nhau về nội dung và hình thức. Về nội dung, người dân chủ yếu tham gia vào các hoạt động như: thảo luận về chính sách vốn, chính sách hỗ trợ giống, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật… Về hình thức người dân chủ yếu tham gia khi có nhu cầu cá nhân, họ thường tự tìm đến các nhà quản lý để được giải đáp.

Một hạn chế khác trong quá trình tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh là bản thân các nhà lãnh đạo chính trị, các cấp chính quyền nhiều nơi, nhiều cấp cũng chưa nhận thức rõ vai trò của sự tham gia của người dân vào quá trình này. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tham gia của người dân chỉ mang tính chất tương đối, vai trị quyết định thành bại của chính sách phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn của các nhà lãnh đạo chính trị. Thậm chí, cịn có những quan điểm cho rằng, sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách cịn tạo ra những rắc rối, gây chậm trễ trong các khâu hoạch định chính sách. Vì vậy, q trình hoạch định chính sách ở Việt Nam nói chung và q trình hoạch định chính sách ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thơng thường theo mơ hình "Top -

chính sách

Down" (mơ hình từ trên xuống). Quy trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh có thể được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình hoạch định chính sách giảm nghèo

ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w