Nội dung tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Khi nghiên cứu sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn lựa chọn cách phân loại theo cấp độ của chính sách (chính sách quốc gia và chính sách địa phương). Chính sách quốc gia và chính sách địa phương có sự khác biệt tương đối và vì thế nội dung tham gia của người dân vào các chính sách này cũng khác nhau và được thể hiện khác nhau.

Các vấn đề chính sách quốc gia: Chính sách quốc gia là những chính

sách do nhà nước ban hành, có phạm vi điều chỉnh trên cả nước. Trong một số trường hợp, chính sách quốc gia cũng được sử dụng để điều chỉnh trên một địa bàn nhất định của một tỉnh, huyện hoặc một xã nào đó.

Chính sách quốc gia xuất phát từ nhu cầu tổng thể của đất nước, sử dụng nguồn lực của cả nước, giải quyết mối tương quan lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp và của tất cả các địa phương. Vì vậy, chính sách quốc gia mang tính chi phối, quyết định quá trình thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương.

Như vậy, chính sách quốc gia mang tính tồn diện được thể hiện qua các tổ hợp chính sách.

- Các chính sách về phát triển kinh tế: Chính sách về sở hữu, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách giá cả, chính sách điều tiết thị trường, chính sách thuế…

- Các chính sách phát triển văn hố: Chính sách xây dựng nền văn hoá

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chính sách phát huy truyền thống văn hố, chính sách khai thác các di sản văn hố, chính sách phát triển du lịch, chính sách bảo tồn…

- Các chính sách chính trị - xã hội: Chính sách đảm bảo quyền làm chủ

của nhân dân, chính sách bình đẳng giới, chính sách dân tộc, chính sách quốc phịng, chính sách tơn giáo, chính sách giáo dục, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách giảm nghèo…

Như vậy, sự tham gia của người dân vào q trình chính sách quốc gia chính là tham gia vào những chính sách do nhà nước ban hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tham gia của người dân thể hiện, tinh thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước, tinh thần yêu nước của mỗi người và đồng thời đó cịn là sự thể hiện của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Các vấn đề chính sách địa phương: Chính sách địa phương là do các

cấp chính quyền ở địa phương ban hành. Chính sách địa phương là sự cụ thể hố các chủ trương, chính sách quốc gia của chính quyền địa phương. Tuy vậy, chính sách quốc gia khơng thể bao qt hết các vấn đề cụ thể, độc đáo của từng địa phương. Chính quyền từng địa phương cần cụ thể hố các chính sách của quốc gia cho phù hợp với đặc điểm, nguồn lực của địa phương mình. Ngồi ra, mỗi địa phương cịn có nhu cầu riêng khơng được phản ánh trong chính sách quốc gia. Nếu khơng có chính sách địa phương thì khơng thể giải quyết đầy đủ những vấn đề của từng địa phương. Vì vậy, chính sách cơng bao giờ cũng bao gồm chính sách quốc gia và chính sách địa phương. Các chính sách này vừa có sự độc lập tương đối lại có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phân biệt này chủ yếu mang tính kỹ thuật. Để đạt được mục tiêu tổng thể cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cấp quốc gia và các cấp chính quyền địa phương.

Sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách của địa phương là tham gia vào những chính sách có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích

của họ. Đây cũng là sự tham gia chủ yếu của người dân, vì đối với chính sách quốc gia thì sự tham gia của người dân là tương đối hạn chế.

Theo cách phân chia chính sách theo lĩnh vực thì chính sách giảm nghèo là một nhóm chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đây vừa là chính sách quốc gia vừa là chính sách địa phương, do địa phương cụ thể hố chính sách quốc gia vận dụng vào thực tiễn địa phương mình. Chính sách giảm nghèo là một nhóm chính sách, vì bản thân nó chứa đựng các chính sách như: chính sách hỗ trợ vốn, chính sách đào tạo nghề, chính sách tái định cư, chính sách hỗ trợ việc làm... Chính sách giảm nghèo có đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến đơng đảo người dân. Vì vậy, chính sách này được nhiều cơng trình nghiên cứu lựa chọn làm đối tượng khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người dân.

Do phân loại chính sách theo cấp độ gồm chính sách quốc gia và chính sách địa phương. Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách vì thế cũng theo hai cấp độ trên. Tuy nhiên, sự phân biệt như vậy cũng chỉ mang tính chất tương đối; trong khi người dân tham gia vào chính sách quốc gia thì cũng đồng thời là tham gia vào vấn đề cơ bản của chính sách địa phương. Trong khi tham gia vào chính sách quốc gia là cách thể hiện tinh thần dân tộc của người dân thì sự tham gia của họ vào các chính sách địa phương lại mang màu sắc cá nhân nhiều hơn. Bởi cuộc sống của họ luôn gắn liền với một địa phương nhất định nên mỗi quyết định cụ thể đều ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w