Các hình thức tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Người dân có thể tham gia vào q trình hoạch định chính sách dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, về cơ bản có những hình thức tham gia chính sau:

Một là, người dân tham gia trực tiếp với tư cách cá nhân

Người dân có thể tham gia vào q trình hoạch định chính sách theo cách riêng của họ. Họ có thể tham gia viết các bài báo, các bài tham luận, để

thông qua các diễn đàn xã hội, ý kiến của họ được các nhà hoạch định chính sách biết đến và nó có thể trở thành tiền đề cho những giải pháp chính sách sau này. Theo một cách khác, người dân cũng có thể tham gia vào các cuộc họp ở các tổ dân phố. Người dân có thể phát biểu ý kiến của mình về cách giải quyết vấn đề. Nếu người dân là những người nắm thơng tin và có những am hiểu nhất định về lĩnh vực mà chính sách đang hướng đến giải quyết thì họ cũng có thể chủ động tìm đến các nhà hoạch định chính sách để gặp gỡ, tư vấn cho họ về cách giải quyết vấn đề mà chính sách đang đề cập; qua sự tham vấn đó người dân có thể gợi mở các cách giải quyết cho nhà lãnh đạo, rất có thể sự tham vấn đó sẽ trở thành phương án lựa chọn chính sách sau này.

Hai là, tham gia thông qua các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích

Thơng thường để việc tham gia và q trình hoạch định chính sách có hiệu quả, người dân thường tham gia thông qua các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp. Với tư cách là thành viên của các tổ chức xã hội, người dân có thể cùng nhau tổ chức các cuộc họp để trao đổi, thảo luận về phương án giải quyết, để tổ chức lấy ý kiến và thống nhất cách hành động. Ngày nay, vai trò của các tổ chức xã hội và đặc biệt các nhóm lợi ích là rất lớn, có những chính sách được xây dựng dựa trên những quan điểm của các tổ chức này.

Các tổ chức xã hội và các nhóm lợi ích thực hiện vai trị phản biện xã hội. Các tổ chức này cung cấp thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của các nội dung chính sách. Mặt khác, phản biện xã hội là đưa ra lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một một phương án lựa chọn nào đó.

Các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích đồng thời cũng tham gia vào q trình giám định xã hội. Họ theo dõi việc thực hiện các phương án chính sách, qua đó đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung, hoặc chất lượng của một chính sách.

Vai trị phản biện xã hội và giám định xã hội của các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích trong nhiều trường hợp mang lại những hiệu quả tích cực đối với sự phát triển xã hội. Điều này thể hiện qua ví dụ về hoạt động của Hội bảo vệ

thiên nhiên và môi trường Việt Nam về dự án Tam Đảo II. Tổ chức này được

thành lập ngày 23/11/1988 nhằm mục đích huy động cá nhân, tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện mơi trường đất nước và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và quốc tế.

Nhận thấy việc tiến hành dự án "Tam Đảo II" chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu đến tồn bộ diện tích cịn lại của vườn quốc gia, đến các hệ sinh thái, các loài, các nguồn gen, Hội đã lên tiếng nhằm mục đích ngăn chặn và thực thi dự án này. Hội đã gửi Công văn số 241 đến Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng, đồng thời kết hợp với các chuyên gia nghiên cứu đến làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc để tìm cách ngăn chặn dự án trên.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn quyết định thực hiện đề án này bằng Công văn số 2213/VPCP - NN, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: "giao Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chủ trì cùng Bộ Tài nguyên và môi trường kiểm tra thực tế việc chuẩn bị và triển khai dự án Tam Đảo, báo cáo đề xuất biện pháp xử lý lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/5/2007".

Ngày 17/5/2007, Hội tiếp tục gửi Công văn đến Văn phịng Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Bộ Tài nguyên và mơi trường, Bộ Quốc phịng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên với nội dung phản đối dự án trên.

Ngày 25/9/2007, Hội tổ chức cuộc hội thảo các vấn đề môi trường liên

triển quốc tế Thuỵ Điển, để nghe báo cáo tổng quan về vườn quốc gia Tam Đảo và các đại biểu bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề mơi trường liên quan đến dự án Tam Đảo II và đồng thuận về các tác hại liên quan đến đa dạng sinh học, môi trường, các vấn đề văn hố, lịch sử, tín ngưỡng…

Việc làm của Hội đã được đơng đảo công luận tham gia và nhận được sự ủng hộ của giới truyền thơng, trong đó có sự ủng hộ của Thơng tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Thanh niên, các trang mạng…Ngày 2/10/2007, Hội gửi Công văn số 203/HMTg lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan không tiếp tục thực hiện dự án "Tam Đảo II". Cho đến nay dự án "Tam Đảo II" đã khơng được thực hiện.

Qua ví dụ trên cho thấy, sự tham gia của các tổ chức xã hội là hết sức quan trọng đối với q trình hoạch định chính sách. Thực tế các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích có mặt ở tất cả các lĩnh vực và hoạt động rất hiệu quả. Vì vậy, cần có cơ chế, thể chế để đảm bảo quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức này.

Ba là, tham gia thông qua đại biểu dân cử

Theo những quy định pháp lý hiện hành ở nước ta, các đối tượng chịu tác động của chính sách có quyền khuyến nghị những vấn đề tồn tại, những vấn đề nảy sinh, đề xuất sáng kiến chính sách, sáng kiến lập pháp thơng qua đại diện cử tri, đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Hình thức tham gia này dựa trên hình thức thực hiện dân chủ gián tiếp. Tức là, người dân "uỷ quyền" cho các đại biểu của mình thơng qua các cuộc bầu cử để thay mặt họ nói lên nguyện vọng của họ và tranh đấu cho những nguyện vọng đó. Đại biểu dân cử sẽ thay mặt người dân đề đạt nguyện vọng đến các nhà hoạch định chính sách theo cách của họ. Có nghĩa là, sau khi tiếp nhận thơng tin từ phía người dân, các đại biểu dân cử sẽ cân nhắc nên bỏ phiếu như

thế nào. Thông thường thì các đại biểu sẽ bỏ phiếu theo ý kiến của người dân mà họ đại diện, song trong nhiều trường hợp, nếu cách thức giải quyết của người dân không khoa học thì các đại diện dân cử có thể sẽ bỏ phiếu theo cái đúng chứ khơng bỏ phiếu theo ý chí của người dân. Vì đối với một số chính sách mang tính chun mơn cao có khi bỏ phiếu theo ý chí của người dân lại chống lại chính lợi ích của họ, vì bản thân người dân khơng phải vấn đề nào cũng biết nên làm gì để có lợi cho chính bản thân họ.

Bốn là, tham gia thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng

Các phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước hiện nay được xem là cơ quan "quyền lực thứ tư". Vì vậy, sự tham gia của người dân vào các cơ quan này là hết sức hiệu quả. Thông qua các bài tham luận, việc cung cấp thông tin, cung cấp các sự kiện cho các cơ quan báo chí vấn đề sẽ nhanh chóng được cơng luận biết đến. Một vấn đề khi đã được các cơ quan truyền thơng chú ý và đưa tin thì thơng tin đó nhanh chóng được truyền đi khắp các vùng, miền và vì hình thức đưa tin của các phương tiện này là hết sức nhanh, đa dạng và thuận lợi nên các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền, tồn thể người dân, các lực lượng bên ngoài đều bằng cách này hay cách khác có thể tiếp nhận. Vấn đề vì thế nhanh chóng trở thành một sự kiện cần được xem xét để đưa vào nghị trình, khâu đầu tiên quyết định vấn đề có được giải quyết hay khơng.

Việc người dân tham gia qua các phương tiện thơng tin đại chúng có thể đạt kết quả cao, nhưng trong nhiều trường hợp cách tham gia này cũng không mang lại kết quả mặc dù thông tin mà người dân đem đến là bức xúc. Nhưng do những vấn đề chính trị khác nhau, có khi thơng tin đó bị che giấu vì các phương tiện truyền thơng đại chúng khơng phải lúc nào cũng đứng về phía người dân hoặc họ có thể khơng dám đi ngược lại các chủ trương của đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w