Những điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách giảm nghèo hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế, cụ thể là:

Thứ nhất, mặc dù có đến 92% số người dân trả lời là cần tham gia vào

các chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế số người tham gia vào các vấn đề chính sách là khơng cao do những ngun nhân khác nhau như: thiếu tích cực, sợ liên luỵ, chính sách khơng liên quan đến mình…Điều đó cho thấy động cơ tham gia chính sách của người dân thành phố Hồ Chí Minh chưa cao

Thứ hai, sự tham gia của người dân tuy đầy đủ nội dung, hình thức

tham gia phong phú nhưng mức độ tham gia ở cấp cơ sở chưa cao. Cụ thể: Theo kết quả điều tra của tổ chức Papi tại Việt Nam cho thấy người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tham gia ở cấp cơ sở chỉ đứng thứ 45 trên tổng

cộng 63 tỉnh thành của cả nước [32, tr.33]. Điều đó chỉ ra rằng, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hố, giáo dục của phía Nam, có số lượng dân số đơng, trình độ dân trí cao nhưng mức độ quan tâm của người dân đến các vấn đề chính sách ở cấp cơ sở vẫn chưa cao.

Ba là, sự hiểu biết của người dân về các vị trí dân cử, tỷ lệ người biết

về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn và về câu khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở thành phố Hồ Chí Minh là khá thấp, so với các tỉnh và thành phố khác [32, tr.39].

Bốn là, mặc dù Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành

Quy chế về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các nhân, tổ chức về quy định hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quy định rất rõ về trách nhiệm giải trình cơng khai các sáng kiến, kiến nghị cho người dân biết. Tuy nhiên, hiệu quả giải trình của các cấp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Papi, chỉ đứng thứ 43 trong cả nước [32, tr.55]. Kết quả này tuy chưa nói lên được mức độ của các giải trình, nhưng nó cho thấy việc giải trình các sáng kiến, kiến nghị của người dân là thấp đối với yêu cầu của một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh.

Năm là, về hiệu quả góp ý xây dựng với chính quyền của người dân

thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Papi đạt kết quả ở mức trung bình trong cả nước [32, tr.59]. Đây là kết quả phản ánh đúng với những gì mà thực tiễn tham gia chính sách của người dân đem lại. Mặc dù được các cấp chính quyền tạo điều kiện tham gia các vấn đề chính sách khá đầy đủ cả nội dung lẫn hình thức, tuy nhiên người dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận thức thật sự rõ ràng về ý nghĩa của sự tham gia của họ vào các quyết định chính sách, cho dù chính sách giảm nghèo là một nhóm chính sách có tác động trực tiếp và rất lớn đến đời sống người dân. Qua đó cho thấy mức độ quan tâm chính trị của người dân Thành phố đối với các chính sách quốc phịng, vấn đề tham nhũng…cao hơn là các chính sách thuộc lĩnh vực giảm nghèo.

Kết luận chương 2

Chính sách giảm nghèo là một chính sách lớn, có tầm ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp nhân dân Thành phố. Vì vậy, chính sách giảm nghèo mà tiền thân của nó là chính sách xố đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền Thành phố hết sức quan tâm.

Vì chính sách giảm nghèo là chính sách có ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp nhân dân nên nó cũng nhận được sự quan tâm của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế chứng minh rằng, khi người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách sẽ làm cho hiệu quả của chính sách cao hơn. Tuy nhiên, sự tham của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào q trình này cịn nhiều hạn chế, do nhận thức của người dân về sự tham gia là chưa đầy đủ, nhận thức cịn chưa đi đơi với hành động; sự tham gia của người dân cịn thiếu tích cực, sợ liên luỵ…Về phía chính quyền Thành phố vẫn chưa hình thành được một khung khổ pháp lý về sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách để người dân có thể tham dự vào hiện tượng này một cách hiệu quả; Chính quyền Thành phố cũng chưa xây dựng được bộ máy chuyên trách cho việc tiếp thu, xử lý các kiến nghị cũng như tiếp thu các ý kiến của người dân đối với cách giải quyết các vấn đề chính sách.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w