Khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Với xã hội hiện đại ngày nay, con người thường có nhu cầu giao kết với nhau bằng các văn bản pháp lý hơn là những giao kết mang tính chất của niềm tin. Thực tế đó cho thấy rằng, con người ngày càng muốn biết mình làm việc đó có sự cho phép của pháp luật hay khơng, có được nhà nước và các cơ quan công quyền bảo vệ khi xảy ra sự cố hay khơng. Vì vậy, các văn bản pháp lý đảm bảo cho người dân có thể thực hiện cơng việc của mình mà khơng sợ những "trừng phạt" do thiếu hiểu biết pháp luật.

Trên thực tế nhu cầu tham gia của người dân vào các quyết định của nhà nước ngày càng cao, nhưng không phải ai cũng tham gia vào cơng việc của nhà nước, mà sự tham gia đó có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Một là, người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách hay

khơng trước hết phải dựa trên nhận thức của họ về sự cần thiết phải tham gia hay không. Trong nhiều trường hợp, người ta vẫn nghĩ rằng một chính sách nào đó khơng liên quan gì đến họ nên họ khơng cần phải quan tâm. Do đó, họ

khơng tham gia. Như vậy việc người dân tham gia vào chính sách hay khơng cũng phụ thuộc vào nhu cầu của họ.

Hai là, người dân có tham gia vào q trình hoạch định chính sách hay

khơng phụ thuộc vào yếu tố ý thức của họ đối với cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, mặc dù chính sách khơng liên quan đến bản thân người dân cụ thể nào đó nhưng họ vẫn tham gia ý kiến với tư cách là những người vì sự nghiệp chung. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các cơng việc liên quan đến chính sách để bảo vệ các giá trị chung. Chẳng hạn những chính sách liên quan đến mơi trường, y tế, dịch bệnh, an ninh…được đông đảo người dân ở các vùng miền khác nhau tích cực tham gia. Cho nên có người cho rằng cơng việc chính trị là công việc chung của cộng đồng.

Ba là, người dân thường khơng tham gia vào các quyết định của nhà nước

vì họ có tâm lý "sợ". Người dân "sợ" trong q trình tham gia đó những ý kiến mà họ nêu ra có khi khơng phù hợp với ý kiến của các cơ quan cơng quyền thậm chí ngược với cách giải quyết của họ, điều đó sẽ bị các cơ quan này "quy chụp", cuộc sống của sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi họ cần đến chính quyền.

Như vậy, khn khổ pháp lý là cái để đảm bảo cho người dân tham gia mà không sợ những yếu tố ràng buộc khác. Khuôn khổ pháp lý cho họ biết họ "được làm gì" và "khơng được làm gì". Sau khi cân nhắc các yếu tố đó họ đi đến quyết định có nên tham gia hay khơng. Thực tế cho thấy, người ta sẽ có động cơ để làm những gì có ích, khơng gây tổn hại đến bản thân và những người khác mà vẫn được an tồn. Do đó, xây dựng khn khổ pháp lý cho sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện dân chủ trong q trình hoạch định chính sách.

Kết luận chương 1

Hoạch định chính sách cơng là cơng việc thường xuyên của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Để hoạch định chính sách cơng có hiệu

quả cần phải nắm vững khung lý thuyết về chu trình của chính sách, cũng như các yếu tố tác động đến chu trình của chính sách.

Một trong những yếu tố có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách đó là sự tham gia của người dân vào quá trình này. Sự tham gia của người dân vào q trình chính sách làm tăng tính hiệu quả của chính sách; góp phần giải quyết các xung đột giữa người dân và nhà nước, tránh được sự độc đoán của nhà nước khi đưa ra các chính sách; góp phần nâng cao nhận thức của người dân về q trình chính sách và vai trị, trách nhiệm của họ đối với đời sống cộng đồng; góp phần thực hiện dân chủ một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, để sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách thật sự có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản, mà cần đảm bảo các điều kiện như: trình độ dân trí, khả năng tiếp cận thơng tin, khn khổ pháp lý. Bên cạnh đó cịn địi hỏi cái tâm của các nhà chính trị cũng như sự quyết tâm của họ đối với các vấn đề chính sách. Vì thế, nghiên cứu sự tham gia của người dân vào q trình hoạch định chính sách vẫn là vấn đề mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w