việc làm cho người lao động ở nông thôn
1.1.4.1. Quan điểm của Đảng
Ngày nay, nhân dân ta đang bước vào một cuộc chiến đấu mới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì cơng bằng xã hội. Thời cơ lịch sử của sự phát triển của đất nước đã đến. Cơng cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đang từng bước định hình và khẳng định vai trị của nó trong xã hội mới.
Sự phát triển năng động của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mơi trường hịa bình và ổn định trong khu vực, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã mở ra khả năng to lớn để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhân dân ta giàu lịng u nước, có ý thức tự lực, tự cường, thơng minh, sáng tạo, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng tạo nên nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước. Đó là thời cơ lớn.
Nhưng 4 nguy cơ mà Đảng ta nêu lên cho đến nay vẫn là những thách thức lớn, trong đó nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi cộm lên rất gay gắt, do điểm xuất phát của ta quá thấp, kéo theo hậu quả xấu về công ăn việc làm, đời sống và các vấn đề xã hội khác. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chăm lo nhiều hơn nữa sự nghiệp văn hóa - xã hội, coi đó là động lực và mục tiêu của kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển đất nước. Trong đó lao động, việc làm được coi là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ, căn bản nhất. Giải quyết đủ việc làm có hiệu quả, chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, bảo đảm giữ gìn trật tự kỷ cương và an tồn xã hội. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và khó khăn.
Mặt khác, trong sự nghiệp lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta luôn coi trọng yếu tố con người bởi vì con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đánh dấu bước chuyển biến trong nhận thức và quan niệm về vấn đề việc làm của Đảng và Nhà nước
đã xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, kể cả kinh tế tư bản tư nhân “. Đây là khâu đột phá có tính cách mạng về việc làm ở nước ta; Nhà nước khơng bao cấp tồn bộ về việc làm mà chuyển dần sang việc Nhà nước kết hợp với người lao động, gia đình và xã hội.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng nêu: “Kết hợp lao động tại chỗ với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động, đa dạng hóa việc làm có thu nhập để thu hút người lao động”.
Và “Phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm, kể cả cho những người dơi ra trong q trình sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh và bộ máy quản lý, chú trọng đào tạo lại nghề nghiệp và giúp một phần vốn cần thiết ban đầu”.
Quan điểm trên của Đảng đã góp phần xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện quyền lao động và quyền có việc làm cho người lao động theo quy định của Hiến phấp 1992.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nêu vấn đề việc làm trong cơ chế thị trường đã được nhận thức rõ hơn và phát triển lên một tầm cao mới. Đại hội đã vạch rõ: “Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục bố trí lại dân cư và lao đơng trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phịng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn”.
Đại hội tồn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản của quốc gia. Bàng nhiều biện pháp, hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao
động chưa được sử dụng đến nhất là trên địa bàn nông thôn” [20, tr.210]. Như vậy đến Đại hội lần thứ IX của Đảng vấn đề việc làm đã được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện trong mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Chính sách việc làm phải được khai thác một cách tối đa nguồn lực con người Việt Nam chúng ta.
Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu:
Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đơ thị hóa và cơng nghiệp. Phát tiển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện trương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động [21, tr.203].
Đến nay văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:
Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước; ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác [23, tr.213 ].
Ngày 01/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg về việc quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000. Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo đề án từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nơng thơn (LĐNT), trong đó đào tạo và bồi dưỡng cho 100.000 cán bộ và cơng chức xã. Đề từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm để tăng thu nhập lao động nơng thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn. Song song với việc đào tạo nghề đề án cũng xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng u cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Theo dự tính tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 25.980 tỷ đồng. Đề án được chia làm 3 giai đoạn thực hiện. Giai đoạn đầu từ năm 2009 - 2010 tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 LĐNT và thỉ điểm các mơ hình dạy nghề cho LĐNT với khoảng 18.000 người, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mơ hình này tối thiểu đạt 80%; Giai đoạn 2011-2015 tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 5,2 triệu LĐNT và đào tạo, bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã; đề án đào tạo nghề cho 6 triệu LĐNT vào giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề ở giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
Nhân thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho nông dân trong giai đoạn hiện nay, ngay từ đầu năm 2010 (Sau khi triển khai Quyết định 1956/QĐ/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020). UBND huyện Hoằng Hoá đã bám sát Đề án đào tạo nghề của tỉnh, nhanh chóng xây dựng "Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" sát với chương trình phát triển
kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015 định hướng đến năm 2020.