Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 107 - 112)

I Trồng trọt Tổng SL cây lương thực có hạt Tấn 109.959 118.392 119

4 Cây rau đậu các loạ

3.2.7. Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động

giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động

Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới việc tạo mở việc làm mới cho người lao động. Thực tế trong những năm qua ở Hoằng Hố các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã thường xun quan tâm đến cơng tác xố đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Tuy vậy, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của chính quyền đối với giải quyết việc làm cịn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại.

Để khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của Nhà nước về việc làm ở Hoằng Hoá, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

* Đối với cấp uỷ Đảng:

Một là, từ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giải quyết việc

làm các cấp uỷ Đảng cần phải cụ thể hố thành chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chiến lược về giải quyết việc làm một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Biến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết về giải quyết việc làm trở thành hiện thực.

Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm,

nhằm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và trong toàn thể nhân dân về chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm, khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, các

tổ chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

Ba là, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hố

đường lối Nghị quyết của Đảng thành những chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động, gắn giải quyết việc làm với phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội (Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) và các tổ chức xã hội khách tích cực vận động hội viên, đồn viên của tổ chức mình đồn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, tạo mở việc làm.

Bốn là, đưa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chi bộ, là nội dung quan trọng để xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ.

* Đối với chính quyền:

+ Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục xây dựng chương trình giải quyết việc làm từ nay đến hết năm 2020. Trên cơ sở đó mà thể chế hố đường lối, nghị quyết của Đảng bộ thành những chính sách, giải pháp vụ thể, hữu hiệu để phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn.

+ Chính quyền cấp cơ sở cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội kiểm tra, kiểm sốt thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm.

+ Thực hiện cơng tác cải cách hành chính trong ngành lao động - TBXH; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý nhà nước, nghiên cứu với thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành, triển khai chương trình tin học hố quản lý hành chính nhà nước về lao động và việc làm để nâng cao năng lực bộ máy quản lý đáp ứng u cầu, nhiệm vụ mới.

+ Hồn thiện chính sách giải quyết việc làm, nâng cao hiệu lực chính sách, đưa ra các chính sách định hướng nhu cầu việc làm của người nông dân,

thực hiện cơ chế phối hợp các chính sách nhằm giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội; giải quyết việc làm kết hợp xố đói giảm nghèo, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách từ Trung ương đến địa phương.

KẾT LUẬN

Việc làm là một trong những vấn đề mang tính tồn cầu, vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa bức xúc trước mắt. Đối với hầu hết khắp các quốc gia trên thế giới, mở rộng việc làm được coi là yếu tố "chìa khóa" trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội.

Đối với nước ta, giải quyết việc làm khơng những có ý nghĩa quyết định thành cơng của sự nghiệp đổi mới mà còn thể hiện rõ bản chất chính trị cũng như năng lực tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nước.

Hoằng Hố là huyện nơng nghiệp, nằm ở vùng đồng bằng ven biển, mật độ dân số cao, tài nguyên hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng chưa bền vững, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến ở nơng thơn. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống của người lao động là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện.

Nhận thức được vị trí, vai trị của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nơng thơn. Những kết quả thu được trong q trình phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo... bước đầu đã tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, chất lượng nguồn lao động bước đầu cải thiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động trong và ngoài huyện.

Tuy nhiên, trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm của huyện còn bộc lộ một số thiếu sót, tồn tại: tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở nơng thơn khơng có hoặc thiếu việc làm thường xun vẫn cịn cao. Mặt khác, số lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn, chất lượng nguồn lao động thấp, tốc độ phát triển kinh tế thiếu tính bền vững, cơ chế chính sách giải quyết việc làm cịn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh... Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm vẫn cịn là vấn đề bức xúc và khó khăn cho cấp uỷ, chính quyền huyện.

Để nhanh chóng giảm được sức ép về lao động và việc làm trong những năm tới, phát huy thế mạnh và tiềm năng của huyện hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ hệ thống các chính sách, giải pháp; trước mắt cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp như:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và tồn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cho lao động nơng thơn hiểu biết các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm cho lao động ở nơng thơn.

- Hồn thiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ở các vùng khó khăn.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, liên kết chặt chẽ với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận; phát huy thế mạnh của từng vùng kinh tế.

- Phát triển đồng bộ các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề, đồng thời duy trì và mở rộng các ngành thủ cơng truyền thống ở địa phương.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chỉ đạo và thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Với truyền thống cách mạng kiên cường và sự đồn kết thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, với những thành tích và kinh nghiệm đã đạt được trong những năm vừa qua, được sự quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp trên, nhất định Hoằng Hố sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Hoằng Hóa ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w