Cung cấp thông tin việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 105 - 107)

I Trồng trọt Tổng SL cây lương thực có hạt Tấn 109.959 118.392 119

4 Cây rau đậu các loạ

3.2.6. Cung cấp thông tin việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm

tâm dịch vụ việc làm

Người lao động ở nơng thơn Hoằng Hố cũng như người lao động của các vùng quê khác trong cả nước còn gặp nhiều hạn chế, nhất là về thông tin, liên lạc và khả năng nhanh nhạy trong cơ chế thị trường. Vì vậy, vấn đề tự tìm việc làm, lựa chọn việc làm của họ cịn nhiều khó khăn, rất cần đến hoạt động hướng dẫn, tư vấn về lao động và việc làm của các cơ quan đồn thể, trong đó có vai trị to lớn của trung tâm dịch vụ việc làm.

Trung tâm việc làm là nơi tư vấn cho người lao động về chính sách lao động và việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động; đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động. Có thể nói các trung tâm dịch vụ việc làm là chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tăng cường hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, mở rộng các giao dịch việc làm là cơ hội để người lao động tìm được việc làm và đem cơ hội việc làm đến cho người lao động.

Trong những năm qua, dịch vụ việc làm ở Hoằng Hoá phát triển chưa đáp ứng đủ yêu cầu của giải quyết việc làm. Hoạt động của các dịch vụ này chưa trở thành một hệ thống, kinh phí cịn hạn hẹp. Điều này đã gây trở ngại lớn cho các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm.

Trong những năm tới, Hoằng Hoá cần đẩy mạnh phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, tăng cường hoạt động dịch vụ, giới thiệu việc làm cho người lao động theo những hướng sau:

- Thành lập mới được trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động đồng thời nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm.

- Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm phù hợp với cơ chế thị trường. Củng cố trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã có trên địa bàn huyện. Đồng thời xây dựng mới khuyến khích các tổ chức đồn thể. Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ việc làm, xây dựng một số vệ tinh, văn phòng đại diện ở các xã, thị trấn, các tụ điểm dân cư phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm từ huyện đến cơ sở.

- Đa dạng hố các hình thức hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm như tổ chức giao lưu gặp gỡ giữa người lao động và người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, xây dựng trang thông tin về thị trường lao động, tự quảng bá năng lực hoạt động của trung tâm qua các hội thảo, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, mở rộng đội ngũ cộng tác viên, mở rộng các hình thức dịch vụ việc làm.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm. Một mặt giám sát sự hoạt động của các trung tâm theo luật định, mặt khác bổ sung các quy định mới về thành lập và hoạt động của các chi nhánh, quy định hoạt động tài chính... đồng thời tăng thêm nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ nhân viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức nưang đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm, kiên quyết xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo trong môi giới dịch vụ việc làm.

- Thúc đẩy tổ chức hội chợ việc làm lần thứ nhất ở Hoằng Hoá, phát triển thị trường lao động theo hướng tăng cường các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, nối cung - cầu lao động trong tỉnh và trong cả nước, giải quyết việc làm nhanh chóng cho người lao động.

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho người lao động để người lao động hiểu và coi các trung tâm dịch vụ việc làm là nơi đáng tin cậy

của họ trong lựa chọn việc làm, học nghề. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký việc làm, hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng “yếu thế” trong thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w