Đặc điểm kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 52)

Mặc dù chưa thuộc diện đô thị nhưng lại nằm ở khu vực trung tâm các khu đô thị của tỉnh nên việc giao lưu kinh tế, văn hố và xã hội với bên ngồi vô cùng quan trọng. Trong những năm đổi mới Đảng bơ, Chính quyền và nhân dân trong huyện đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo bước chuyển dịch cơ cấu nông thôn, phát triển nhanh công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp. Giá trị nơng, lâm, thủy sản bình qn thời kỳ tăng 7,7%, đạt KH và tăng 0,85% so với thời kỳ 2000-2005; Sản lượng lương thực bình quân hằng năm đạt 118.906,5 tấn, tăng gần 4.000 tấn so KH và tăng 9.026 tấn so với thời kỳ 2000-2005; Sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 15.600 tấn, đạt KH. Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp - xây dựng bình qn thời kỳ đạt 18,05%, giảm 1,8% so với thời kỳ 2000-2005; bình

quân 771 người dân/1 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ bình quân thời kỳ đạt 21,5%, tăng 1,9% so KH và tăng 3,75% so với thời kỳ 2000-2005. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu liên tục tăng: năm 2006 đạt 17,4 triệu USD, đến năm 2010 ước đạt 30,7 triệu USD, bình quân đạt 23,4 triệu USD/năm, gấp 2,3 lần bình quân thời kỳ 2000 - 2005. Thu ngân sách trên địa bàn bình quân thời kỳ đạt 52.881 trđ/năm, gấp hơn 2 lần bình quân thời kỳ 2000 - 2005 và hằng năm đều vượt KH.

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2005-2011

TT Các chỉ tiêu Năm2005 Năm 2010 Năm 2011

Tăng BQ/năm (%) 2005 -2010 2010- 2011 I Tổng giá trị SX (CĐ) 518.373 744.549 807.091 7,86 8,04 1 Ngành nông nghiêp 416.595 566.095 594.101 6,10 19,84 2 Ngành lâm nghiệp 4.824 6.150 6.500 0,52 5,69 3 Ngành thuỷ sản 96.936 172.304 206.490 14,04 19,84 II Tổng giá trị SX (HH) 863.526 2.269.580 3.026.354 1 GTSX ngành nông nghiệp 693.891 1.725.606 2.227.704 2 GTSX lâm nghiệp 8.066 18.747 24.373 3 GTSX ngành thuỷ sản 161.480 525.228 774.277

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Hoằng Hoá năm 2005-2011.

Thu nhập bình quân đầu người tăng khá, năm 2006 đạt 4,9 triệu đồng, năm 2010 đạt 10,7 triệu đồng, tăng 0,7 triệu đồng so KH, đến năm 2011 đạt 12,8 triệu đồng, tăng 0,3 triệu đồng so với KH năm.

Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Năm 2006: nông - lâm - thủy sản chiếm 37,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,4% - dịch vụ chiếm 22,5%, năm 2010 tương ứng ước là 28% - 44% - 28%.

Ngành sản xuất nông nghiệp - thủy sản được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Mặc dù diện tích canh tác giảm nhưng sản lượng lương thực bình

quân hằng năm đều tăng, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 69,8 trđ/ha, tăng 32,8 trđ/ha so KH. Các chương trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa theo địa chỉ, liên kết với các doanh nghiệp ở nhiều xã đạt kết quả tốt.

Công tác chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại phát triển mạnh; tồn huyện có 175 trang trại chăn ni tập trung, trong đó có 3 trang trại cơng nghiệp qui mô lớn. Kinh tế thủy sản đa dạng về đối tượng và nuôi theo hướng bền vững, phát triển ni thâm canh một số loại có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, ngao Bến Tre; trong khai thác, cải hốn, đóng mới được nhiều tàu đánh bắt xa bờ.

Ngành Công nghiệp - xây dựng nhiều năm qua tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội tốt. Công tác qui hoạch, xúc tiến thương mại được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Một số cụm điểm công nghiệp, làng nghề đã đưa vào khai thác sử dụng. Tỷ trọng công nghiệp, ngành nghề TTCN tăng khá; nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngành nghề TTCN được phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề; hiện có 48/49 xã thị trấn có ngành nghề TTCN, đã hình thành được một số “ông chủ” trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; du nhập thêm 15 nghề mới với hơn 20 loại sản phẩm có giá trị kinh tế và thu hút nhiều lao động. Trong xây dựng, đã tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các cơng trình quan trọng, như đường giao thơng xuống khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, đường Cán cờ, các cơng trình trường học, cơng sở, đê điều, vv...

Ngành Dịch vụ, thương mại phát triển ở tất cả các xã, thị trấn; qui mơ, hình thức kinh doanh đa dạng và mở ra nhiều dịch vụ mới, như: Internet, vận tải hàng hóa - hành khách, tín dụng,...Hệ thống chợ nơng thơn từng bước được đầu tư nâng cấp. Dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, sửa chữa dân dụng, phục vụ sản xuất, viễn thơng tăng mạnh. Chương trình phát triển du lịch được xúc tiến: hoàn thành qui hoạch chung khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến và có 8 nhà đầu tư đã đầu tư hơn 80 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng; xây

dựng tuyến du lịch theo các di tích lịch sử văn hóa: Bia tưởng niệm - nơi thành lập Chi bộ Cộng Sản đầu tiên; di tích Cồn Mã nhón - nơi bắt sống tri phủ Phạm Trung Bảo và 12 lính bảo an; di tích Cồn Ba cây - nơi khởi nguồn chiến thắng lịch sử 24/7/1945; đền thờ Liệt sĩ Lê Văn Tướn - người liệt sĩ đầu tiên của huyện, đình Liên Châu - Hóa Lộc - nơi chiến thắng của quân dân ta chống cuộc phản kích của quân Nhật và tay sai sau sự kiện 24/7....

Bám sát chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh, huyện đã thu hút đầu tư và tranh thủ các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, như chính sách kích cầu phát triển cơng nghiệp, ngành nghề TTCN, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu đãi về vị trí, đất đai...Trung bình hằng năm huy động được hơn 647 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vượt 296 tỷ đồng so KH. Công tác thu chi ngân sách các cấp được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng tích cực cho vay phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo tiếp tục phát huy hiệu quả. Công tác quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; công tác qui hoạch quản lý, sử dụng đất đai được quan tâm đã góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án, cơng trình đã, đang được đầu tư xây dựng như, cụm công nghiệp - dịch vụ ven Quốc lộ 1A, khu công nghiệp & đơ thị Hồng Long, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến; các cơng trình: giao thơng, cầu cống, đê điều, thủy lợi, điện, thông tin, bến cá, công sở, trường học, bệnh viện, trạm ytế, các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - văn hóa các xã, thị trấn..."năm 2009, 100% đường giao thông liên xã và 80% đường liên thơn đã được cứng hóa, nhựa hóa; kiên cố - cao tầng: 87,1% phịng lớp học, 65,3% cơng sở xã - thị trấn, 75,5% trạm ytế; xây dựng hơn 50 km đường giao thông nội đồng, 29 km kênh liên xã, 72 km kênh nội đồng" vv... [4, tr.1-4].

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w