I Trồng trọt Tổng SL cây lương thực có hạt Tấn 109.959 118.392 119
4 Cây rau đậu các loạ
3.2.5. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động
3.2.5. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩulao động lao động
Công tác xuất khẩu lao động được xác định là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu từng bước tăng quy mơ xuất khẩu lao động, Hoằng Hố cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
- Cần phải tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị định Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thôn tin đại chúng và trong các tổ chức đồn thể, thơng báo cơng khai, cụ thể về thị trường lao động, số lượng, thời gian, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều
kiện lao động, pháp luật về lao động của nước có nhu cầu tuyển lao động cũng như các chi phí đóng nộp, mức lương và quyền lợi được hưởng để người lao động tìm hiểu và có kế hoạch lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động.
- Các ngành, các cấp trong huyên như Phòng lao động thương binh và xã hội, Công an huyện, ngành y tế và các ngành liên quan cũng như các cấp chính quyền địa phương phải phối hợp hoạt động đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: các nước Trung Đông, Đài Loan, Nga... đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như đưa người lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người lao động.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề trọng điểm, phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề của huyện có đủ điều kiện đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Mặt khác phải xây dựng và hồn thiện chương trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương để nhanh chóng đào tạo lự lượng lao động có trình độ văn hoá, tay nghề vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phía sử dụng lao động.
- Cần lập quỹ xuất khẩu lao động để có nguồn hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người nghèo, nhất là người lao động thuộc diện chính sách để họ có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động. Theo đề nghị của Phòng lao động thương binh và xã hội cần hỗ trợ kinh phí đào tạo cho bình quân một lao động đi xuất khẩu lao động từ 300 đến 500.000 đồng, đảm bảo cho 100% lao động hộ nghèo đi xuất khẩu lao động nước ngoài được vay vốn tín dụng ưu đãi và đề nghị Ngân hàng thương mại bỏ quy định thế chấp 10% vốn vay cho người lao động.
- Coi trọng công tác đào tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham dự đi làm việc ở nước ngồi. Cơng tác tạo nguồn và giới thiệu người đi lao động ở nước ngoài phải gắn với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với quan hệ cung - cầu và quá trình hội nhập quốc tế của thị trường xuất khẩu lao động.
Để công tác xuất khẩu lao động thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế - xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương. Ví dụ: trên địa bàn huyện có thể mở rộng hơn nữa diện tích ni trồng thuỷ sản, phát triển nghề nước nắm là nghề truyền thống của xã, hay nghề mộc, nghề khai thác cát sỏi... vừa đưa lại sự phát triển về kinh tế cho địa phương, vừa tạo việc làm cho lao động trong vùng và những vùng lân cận. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường đầu tư và hàng lang pháp lý cho người đi xuất khẩu lao động trở về phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho quê hương.
Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử, cơ khí hay thực phẩm... sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có thể được đào tạo lại và được nhận vào làm việc ở các doanh nghiệp ở địa phương để phát huy tay nghề và kinh nghiệm vì họ đã được đào tạo và trực tiếp lao động trong môi trường xã hội công nghiệp của nước bạn. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố của địa phương.