Nâng cao thể lực và trí lực cho người tìm việc làm

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 85 - 90)

I Trồng trọt Tổng SL cây lương thực có hạt Tấn 109.959 118.392 119

4 Cây rau đậu các loạ

3.2.1. Nâng cao thể lực và trí lực cho người tìm việc làm

* Nâng cao thể lực cho người lao động nông thôn:

Nâng cao thể lực cho người lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, nhăm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Bởi vì, nếu khơng có sức khoẻ thì

con người sẽ khơng trở thành nguồn lực của xã hội được. Để nâng cao thể lực cho người lao động cần tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho cộng đồng bằng các hình thức truyền thông, giáo dục và thông tin.

+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. Tuỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương mà đưa ra chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

+ Làm tốt công tác phát triển kinh tế vườn - ao - chồng (VAC) trong nhân dân, tăng lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ và hợp lý cơ cấu dinh dưỡng hàng ngày.

+ Tăng cường phổ biến kiến thức đối với phụ nữ mang thái và cho con bú, đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng , thiếu Vitamin ở trẻ...

+ Cần đầu tư xử lý các chất thải ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo đảm sự hài hồ giữa mơi trường nhân đạo với mơi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

* Nâng cao trí lực cho người lao động nông thôn:

Tri thức ngày nay đang trở thành yếu tố sản xuất, lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất theo những mơ hình mới, với những cơng nghệ mới. Bởi thế, vấn đề đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nói chung, lao động ở nơng thơn nói riêng là vấn đề cần thiết, quan trọng trong việc tạo điều kiện để lao động ở nơng thơn có cơ hội duy trì được việc làm và có khả năng đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên, đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở nơng thơn phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các địa bàn, gắn với cung - cầu của thị trường sức lao động trong nước và quốc tế.

Để nâng cao chất lượng người lao động ở Hoằng Hoá, trước hết là nâng cao năng lực trí tuệ, mặt bằng dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận giáo dục, không ngừng phát triển năng lực cá nhân. Do vậy, phải ưu tiên và đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục. Đó là con đường cơ bản và ngắn nhất để nâng cao trình độ trí tuệ cho nguồn nhân lực.

Ở Hoằng Hoá hiện nay nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn là rất lớn. Trong khi đó ở Hoằng Hố hiện nay có khoảng 85% lực lượng lao động nơng nghiệp nơng thơn chưa có trình độ chun mơn kỹ thuật đang đặt ra một nhiệm vụ to lớn và nặng nề cho công tác này. Đặc biệt là những hộ nơng dân bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, lao động thuộc các xã khó khăn, bãi ngang, lao động nữ chưa có việc làm, lao động ngồi 45 tuổi... tất cả những đối tượng trên đang rất cần việc làm. Thực tế đó địi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nơng thơn Hoằng Hố.

Cơng tác dạy nghề cho người lao động ở nơng thơn Hoằng Hố cần phải đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của huyện, phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của các địa phương, gắn với nhu cầu của thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư để xây dựng chương trình đào tạo thiết thực cho hoạt động lao động sản xuất của bà con nơng dân, góp phần xố đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở thơng thơn.

Để đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động ở nơng thơn Hoằng Hố cần phải tiến hành đồng bộ một số nội dung sau đây.

- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống.

- Mở rộng và nâng cấp các trung tâm đào tạo nghề tại huyện và các xã, thị trấn để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.

- Đối mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nơng thơn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong và ngồi huyện.

Trong thời gian tới Hoằng Hố cần tập trung đào tạo các ngành nghề: May công nghiệp, kỹ thuật sắt, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vận hành xe máy thi công, xây dựng và công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn cả tỉnh.

Mặt khác, huyện phải mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn...

- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn.

+ Đối với ngành nghề dài hạn: Phải trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chun sâu, có khả năng đảm nhận những cơng việc phức tạp, học viên có thể thích nghi với cơ chế thị trường, có thể chuyển đổi nghề trong nhóm có liên quan và có năng lực vươn lên để đạt trình độ cao hơn.

+ Đối với các cơ sở dạy nghề ngắn hạn: Cần trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nhất định về trồng trọt, thú y, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, sử dụng công cụ máy nông, lâm nghiệp... những kiến thức về quản lý kinh doanh nông nghiệp, để học viên xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cần mở rộng và đa dạng hố loại hình đào tạo này để tạo được cơ hội cho người lao động ở nông thôn tham gia học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các hộ vùng xa trung tâm, vùng bãi ngang, dạy nghề miễn phí cho người tàn tật, có

kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng này theo tinh thần Quyết định số 81/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian trước mắt, Hoằng Hoá cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Trồng lúa cao sản, sản xuất ngô vụ đông, chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn siêu nạc, bị lai sin, bị lấy thịt, ni trồng thuỷ sản chất lượng cao... trang bị kỹ thuật công nghệ hướng vào sản xuất hàng hố có giá trị lớn trong nơng nghiệp.

- Đa dạng hố các hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn. Ở Hoằng Hố, do đặc điểm địa phương có nhiều vùng tiểu sinh thái, ngành nghề sản xuất đa dạng chính vì vậy cần phải có nhiều hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở vùng nông thôn như: đào tạo nghề tại chỗ gắn liền với tổ chức lại sản xuất kinh doanh và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hội viên nơng dân. Hình thức này có thể áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn, các làng nghề. Đối với các vùng xa trung tâm có thể tổ chức dạy nghề lưu động cho bà con nơng dân về các ngành nghề chăn ni bị, lợn, trồng các loại cây đặc sản... mang kỹ thuật ngành nghề đến với học viên, kết hợp vừa học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực quan sinh động học viên tận dụng được thời gian lúc nơng nhàn, ít tốn kém chi phí đi lại.

Ngồi ra, có thể tổ chức dạy nghề thơng qua xây dựng các mơ hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm, có thể gắn chương trình dạy nghề với phong trào nơng dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo... Thực hiện các hình thức đào tạo phi tập trung: đào tại tại chỗ, mở các lớp tập huấn ngăn hạn, thực hiện các cuộc hội thảo “tại bờ”, chuyển giao kỹ năng qua khuyến nông - lâm - ngư, trao đổi kinh nghiệm, thăm quan, học tập các mơ hình cụ thể tại địa phương... Việc thực hiện phối hợp các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng như vậy sẽ đưa lại hiệu quả cao cho công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w