Tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 39 - 43)

Giải quyết việc phải dựa trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế: Là tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh

tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu; nhiều năm qua để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế Thái Bình phải đã phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) với những hình thức kinh doanh phong phú, đan xen, hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong một thị trường thống nhất không bị chia cắt về địa giới hành chính. Phát triển đồng bộ các loại thị trường như: thị trường sức lao động, thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường khoa học - cơng nghệ...; trong điều kiện đó đã huy động được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, sức lao động xã hội mới được giải phóng triệt để, người lao động mới có nhiều cơ hội việc làm cho mình và cho xã hội.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo các hướng sau:

- Phát huy lợi thế của tỉnh và truyền thống thâm canh, tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nơng nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến trong nông thôn; thương mại - dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ; gắn phát triển nông nghiệp với cơng nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nơng - cơng nghiệp - dịch vụ - thị trường.

- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học cơng nghệ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn với xây dựng tiềm lực và thế

trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ lựa chọn công nghệ phù hợp thu hút nhiều lao động: Là một tỉnh kinh tế thuần nông,

lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động thấp. Vì vậy, phát triển các loại hình doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là rất phù hợp với trình độ của người lao động, phù hợp với khả năng huy động vốn. Thực tiễn những năm qua khẳng định việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trên đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Từ đó, cho thấy nếu tỉnh có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ thì số lao động có việc làm ngày càng tăng lên hơn nữa. Muốn vậy cần phải thực hiện tốt các định hướng sau:

- Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng có hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống; tích cực mở các lớp dạy nghề và truyền nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Có cơ chế thơng thống trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong q trình giải phóng mặt bằng, th và sử dụng đất.

- Mở rộng các mơ hình nghiên cứu, ứng dụng lựa chọn cơng nghệ (cả trong và ngoài nước) phù hợp với trình độ của lao động hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động và tư liệu sản xuất từ ngành, lĩnh vực này sang ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác dễ dàng.

Xây dựng tổ chức lại thị trường sức lao động: Thị trường sức lao động

bị chi phối bởi quy luật cung - cầu lao động; để cung của lao động có thể thỏa mãn cầu về lao động địi hỏi phải có tác động tích cực vào q trình xây dựng, tổ chức lại thị trường sức lao động. Trước mắt cần tập trung vào các hướng sau: chính sách đào tạo lao động, chính sách tiền cơng (tiền lương), chính sách bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp... phù hợp với thực tiễn khách quan của nền kinh tế thị trường, tổ chức đưa vào cuộc sống.

Đẩy mạnh và mở rộng quy mô hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường sức lao động. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên các trung tâm để đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường sức lao động.

Tổ chức thường xuyên các hội chợ việc làm với sự tham gia của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin nhanh nhất, đầy đủ và chính xác về thị trường sức lao động tới người lao động, người sử dụng lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sâu, rộng. Mặt khác, để ngăn ngừa những xáo trộn lớn về việc làm và thất nghiệp tràn lan do mất cân đối về cung - cầu lao động mà thị trường sức lao động gây ra đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống an sinh hồn thiện. Trong đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp khi mất việc làm phải trở thành cơ chế điều tiết thị trường sức lao động hữu hiệu, đủ mạnh đảm bảo cho thị trường sức lao động vận hành trơn tru lành mạnh. Do đó, chỉ có xây dựng tổ chức lại thị trường sức lao động đồng bộ vững chắc mới tạo ra nhiều cơ hội có việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w